Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Chiến lược cùng tồn tại của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với trật tự thế giới

Chiến lược cùng tồn tại của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với trật tự thế giới

Hiện nay Trung Quốc không còn thụ động mà trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xác định các lựa chọn chính sách đối ngoại và quốc phòng của các quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc đang nắm giữ vị thế của một cường quốc toàn cầu về ý nghĩa chính trị. Để đạt được vị thế đó, Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược cùng tồn tại và chiến lược đó đã được tái khẳng định gần đây trong Sách Trắng Quốc phòng 2013 của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi hoạt động quốc tế của các nước khác mà không cần thúc đẩy một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngược lại, kiểu trật tự thế giới của Trung Quốc được thiết lập trên cơ sở hệ thống hiện có của Liên hợp quốc, đặc biệt các nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối và không can thiệp. Đây là một trật tự dựa trên cơ sở lợi ích nhằm bảo vệ Trung Quốc chống lại can thiệp nước ngoài và duy trì hòa bình và ổn định quốc tế mà không cần bất cứ nghĩa vụ hợp tác rộng rãi nào. Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng đến tình hình nhiều hơn trực tiếp hành động. Chiến lược cùng tồn tại của Bắc Kinh không đòi hỏi khả năng kinh tế và quân sự ở các cấp độ như Mỹ đã thực hiện nhằm gây ảnh hưởng tới nước khác, bởi vì kiểu trật tự thế giới của Trung Quốc được coi là có lợi cho các nước khác mà không cần thúc đẩy một mô hình phối hợp hành động, trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. Cùng tồn tại nhấn mạnh các đặc điểm phát triển của Trung Quốc hiện đang bị các cuộc tranh luận quốc tế bỏ qua hoặc bác bỏ. Các cuộc tranh luận quốc tế chủ yếu chú trọng đến khả năng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và đến mức độ nào đó các khả năng sẽ thúc đẩy Trung Quốc nâng cao sức mạnh trong hệ thống quốc tế ở cấp độ của một cường quốc. Ngoài ra, các mối quan hệ Mỹ-Trung và các so sánh là đặc điểm phổ biến trong các cuộc tranh luận quốc tế. Nhưng 3 đặc điểm liên quan đến sự phát triển và vị thế tương đối của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế đang có xu hướng bị bỏ qua gồm:
Thứ nhất, phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang nằm trong nhóm cường quốc thứ hai, kể cả các quốc gia như Nga, Ấn Độ và Brazil. Thứ hai, Trung Quốc còn lâu mới trở thành cường quốc kinh tế và quân sự ngang hàng với Mỹ. GDP của Trung Quốc mới chỉ bằng một phần ba GDP của Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn gấp 6 lần ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Thứ ba, mặc dù ở vị thế tương đối không thuận lợi, nhưng sức mạnh chính trị của Trung Quốc lớn hơn nhiều sức mạnh chính trị của Mỹ. Vị thế như một cường quốc chính trị của Trung Quốc làm tăng không gian cho hành động của các cường quốc bậc hai và cường quốc nhỏ. Các cường quốc này có ảnh hưởng đặc biệt vì Trung Quốc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược với họ nhằm bổ sung hoặc thay thế hệ thống liên minh của Mỹ. Khi Washington và Bắc Kinh tranh giành sự ủng hộ của các cường quốc bậc hai và các cường quốc nhỏ, các nước này có thể liên kết với cả hai mà không nhất thiết phải lựa chọn bên nào. Sự tồn tại của một trật tự thế giới kiểu Trung Quốc bên cạnh trật tự thế giới tự do của phương Tây đã tạo ra một hệ thống quốc tế có hai trật tự thế giới khác nhau cùng tồn tại trên các lĩnh vực khác nhau và trong các khu vực tương tự. Loại hệ thống quốc tế này thiếu một bộ nguyên tắc xác định các hành xử quốc tế đúng và sai. Do đó các mối đe dọa an ninh được giải quyết bằng các khung quản lý xung đột đặc biệt thông qua tư cách thành viên và các nguyên tắc được xác định trên cơ sở thử nghiệm và mắc lỗi.

Theo Hiến pháp Trung Quốc, cùng tồn tại hòa bình bao gồm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, không can thiệp công việc nội bộ, bình đẳng và cùng có lợi cũng như chung sống hoà bình nhằm phát triển quan hệ ngoại giao, trao đổi kinh tế và văn hóa với các nước khác. Những nguyên tắc này phù hợp với các quy tắc của hệ thống Liên hợp quốc trong Chiến tranh Lạnh, nhưng Bắc Kinh nhận thấy các nguyên tắc đó có lợi cho các lợi ích và quan điểm của Trung Quốc về thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Thực tế cùng tồn tại kiểu Trung Quốc gồm 5 thông lệ liên quan đến các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Thông lệ đầu tiên, chỉ can dự với các quốc gia khác trên cơ sở đồng thuận của tất cả các chính phủ liên quan. Thông lệ này ngược lại việc phương Tây ủng hộ sự chấp thuận can thiệp của Liên hợp quốc mà không cần sự đồng thuận của các chế độ trong trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, từ đó đe dọa làm chệch hướng nền hòa bình và ổn định quốc tế. Thông lệ thứ hai, không khuyến khích sử dụng vũ lực nhằm quản lý xung đột trong hệ thống quốc tế. Thông lệ này hoàn toàn khác các nỗ lực của phương Tây nhằm cho phép Liên hợp quốc thông qua các biện pháp cấm vận và thiết lập hòa bình liên quan đến sử dụng sức mạnh sau khi xác định được mối đe dọa đối với nền hòa bình và ổn định quốc tế. Thông lệ thứ ba, khuyến khích các nước theo đuổi mô hình phát triển quốc gia mà họ cảm thấy phù hợp nhất dựa trên vấn đề lịch sử và hệ thống chính trị. Ngược lại, phương Tây thúc đẩy một chương trình kinh tế và chính trị tự do như một mô hình cho các mối quan hệ nhà nước-xã hội ở các nước khác. Thông lệ thứ tư, phản đối chỉ trích các chế độ, khuyến khích hợp tác với tất cả các nước như một biện pháp tốt nhất để thúc đẩy thịnh vượng cho tất cả. Ngược lại, phương Tây đòi hỏi các nước theo đuổi các tiêu chuẩn dân chủ và nhân quyền cơ bản nếu một quốc gia muốn hưởng lợi từ các cơ chế tự do kinh tế thương mại và viện trợ. Thông lệ thứ năm, khuyến khích đa dạng hóa quốc tế bằng cách chấp nhận các quốc gia hành động trên cơ sở nhận thức khác nhau về hành vi đúng và sai. Điều này trái ngược với niềm tin của phương Tây về tính phổ biến của các giá trị kinh tế và chính trị tự do toàn cầu.

Một số ví dụ về thông lệ cùng tồn tại của Trung Quốc được thể hiện qua chính sách của Bắc Kinh trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trung Quốc bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hoạt động theo quy định gìn giữ hòa bình của Chương VII, chấp thuận một vùng cấm bay ở Libya và cho phép áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ dân thường Libya. Việc bỏ phiếu trắng của Trung Quốc xuất phát từ mong muốn có một giải pháp hòa bình để quản lý xung đột và lo sợ không ngăn chặn được các biện pháp đã được chấp thuận bởi Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và Liên đoàn Arập (AL). Nhân dịp này, Trung Quốc khẳng định cam kết không sử dụng vũ lực và đồng thuận của chế độ. Ngoài ra, Bắc Kinh thể hiện mối quan ngại vì cho phép áp đặt các biện pháp đó tại Libya sẽ quyết định những gì phải làm chứ không phải hành động dựa trên quan điểm hành động đúng sai. Nhưng Bắc Kinh chỉ trích nhiều hơn khi hành động can thiệp phát triển thành nỗ lực lật đổ Chính phủ Libya. Đối với trường hợp Iran, Trung Quốc công nhận kết luận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng Iran đã làm giàu urani và tiến hành các hoạt động liên quan và có thể sử dụng plutoni mà không khai báo. Nhưng theo Bắc Kinh, Iran không có khả năng chế tạo các loại vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân của Têhêran vẫn trong phạm vi của các cam kết thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran. Trung Quốc cho rằng các nước khác công nhận Iran có quyền sử năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Bắc Kinh cũng tiếp tục hợp tác với Iran về năng lượng mặc dù chương trình hạt nhân của Iran nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, cách tiếp cận của Trung Quốc cho thấy việc Bắc Kinh ủng hộ các cuộc thảo luận đa phương để tháo gỡ các căng thẳng đã biến điều này thành kiểu chiến lược cùng tồn tại trong hành động.

Đối với Syria, Bắc Kinh có ý định tách riêng các vấn đề của chế độ khỏi nhu cầu thiết lập nền hòa bình và an ninh. Trung Quốc phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an đề nghị ủng hộ kế hoạch hòa bình của AL. Trung Quốc công nhận kế hoạch này như một biện pháp hữu ích sắp tới, nhưng đề nghị Tổng thống Bashar al-Assad bàn giao quyền lực cho Phó Tổng thống đã tạo tiền lệ không thể chấp nhận là bỏ qua sự đồng thuận của các nhà chức trách chính trị về việc làm sao để thiết lập nền hòa bình và an ninh trong nước. Trung Quốc ủng hộ các tuyên bố không bắt buộc của chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Syria kêu gọi chấm dứt bạo lực để khôi phục các quyền dân sự và chính trị. Bằng cách ủng hộ những lời chỉ trích hành vi của Chính quyền Assad chống lại dân thường, Trung Quốc tìm cách chứng minh rằng họ không chấp nhận những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Syria. Nhưng những hành động tàn bạo như vậy sẽ tồi tệ hơn trong thời gian dài nếu Hội đồng Bảo an không chấp nhận việc can thiệp vào công việc nội bộ liên quan đến sự thay đổi chế độ. Thay vào đó, tính công bằng liên quan đến các chế độ cần tiếp tục xác định các giới hạn của việc can thiệp và các tuyên bố của Trung Quốc xung quanh việc phủ quyết của họ đối với cách tiếp cận này.

Mô hình cùng tồn tại của Trung Quốc là một phiên bản dựa của trật tự thế giới dựa trên cơ sở lợi ích mà không có mô hình trong nước cho các mối quan hệ nhà nước-xã hội có thể so sánh được với cách mà trật tự quốc tế tự do do Mỹ lãnh đạo khuyến khích nền dân chủ đại diện. Khái niệm Nho giáo của “xã hội hài hòa” vẫn là một công cụ khoa trương mà không có khả năng áp dụng thực tế. Ý tưởng này không biến thành các cơ cấu chính trị cần thiết, chẳng hạn các cơ chế phản hồi từ xã hội đến chính phủ, hoặc thành các quá trình, như việc sử dụng rộng rãi các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu để tạo điều kiện cho thừa kế chính trị. Sự thiếu vắng một mô hình chính trị để bổ sung cho quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường của Trung Quốc có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc dựa vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện tiêu chuẩn sống để hợp pháp hóa chế độ. Thiếu hiểu biết mới về việc làm thế nào để hình thành các mối quan hệ nhà nước-xã hội cũng cho thấy Bắc Kinh dựa trên cơ chế phản hồi tùy tiện của việc phản đối và khiếu nại và trên cơ sở cưỡng chế để giải quyết sự bất mãn xã hội. Những thực tiễn như vậy sẽ làm tổn hại hình ảnh của Trung Quốc như là một cường quốc hòa bình. Tác động khác của mô hình đa nguyên trong trật tự thế giới của Trung Quốc là không ai biết tiêu chuẩn giá trị nào để đánh giá việc thực hiện của Trung Quốc. Do đó, mục tiêu trở thành một cường quốc triển vọng của Bắc Kinh vẫn chưa được biết ngoài những vấn đề như duy trì đoàn kết dân tộc và khôi phục đất nước Trung Hoa.

Chủ đề dân tộc này gây nghi ngờ về cam kết trung thực của Bắc Kinh đối với chiến lược cùng tồn tại, bởi vì nó dẫn đến vi phạm các quyền tuyên bố chủ quyền và tự do đi lại của các quốc gia khác ở các khu vực như Biển Đông và biển Hoa Đông. Những vấn đề như vậy đã cản trở các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tập hợp một nhóm các đối tác trung thành có thể đe dọa hệ thống liên minh của Washington. Do Trung Quốc tỏ ra không phải một cường quốc hấp dẫn, hầu hết các quốc gia tiếp tục dựa vào đảm bảo an ninh của Mỹ và có thể sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai gần. Bất chấp những thành công hạn chế của chiến lược cùng tồn tại của Trung Quốc, chủ đề nổi bật là Trung Quốc có thể thúc đẩy cùng tồn tại như một cơ sở cho trật tự thế giới trên phạm vi toàn cầu và ở tất cả các khu vực trên thế giới. Cùng tồn tại đã phát triển thành một học thuyết chiến lược ổn định hiệu quả hơn để ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên chính trị quốc tế như một thay thế cho hội nhập tự do mà Mỹ đang theo đuổi. Cùng tồn tại cho phép nhiều chế độ phối hợp lợi ích quốc gia mà không đe dọa nền hòa bình và ổn định quốc tế. Điều này tỏ ra rất hiệu quả trong việc cho phép Trung Quốc tiếp tục tập trung phát triển xã hội, kinh tế và quân sự trong nước để đảm bảo phát triển lên vị thế cường quốc toàn diện. Sách Trắng Quốc phòng 2013 của Trung Quốc coi vấn đề cùng tồn tại hòa bình như một công cụ trung tâm trong việc theo đuổi các lợi ích an ninh chủ yếu của Trung Quốc. Trung Quốc liên tục khẳng định mạnh mẽ rằng sẽ tiếp tục dựa vào cùng tồn tại như một chiến lược chủ yếu để thúc đẩy lợi ích của nước này trong tương lai.

Theo một quan điểm của phương Tây, kiểu trật tự thế giới của Bắc Kinh sẽ tạo nên một số thách thức cho hoạt động của nhà nước. Mạng lưới các mối quan hệ kinh tế và chính trị chiến lược trên tất cả các khu vực quốc tế của Trung Quốc khẳng định sự nổi lên của chiến lược cùng tồn tại của nước này nhằm thay thế hệ thống liên minh của Mỹ ở tất cả các khu vực. Các cường quốc hạng hai và các cường quốc nhỏ thường hoan nghênh sự đổi mới này nhằm thay thế ảnh hưởng của phương Tây. Điều đó cho phép các nước này ủng hộ một cường quốc trên một số lĩnh vực, khuyến khích sự phát triển liên tục của cả hai trật tự không có đường phân chia địa lý rõ ràng hoặc phạm vi ảnh hưởng khu vực. Phát triển này thách thức các nỗ lực của phương Tây trong việc yêu cầu cải cách chính trị theo hướng tự do để đổi lấy hợp tác chiến lược kinh tế và chính trị. Thách thức này khuyến khích Washington và các nước đồng minh tập trung khôi phục các khả năng và quan hệ đối tác kinh tế và tài chính của họ để phù hợp với thực tế khi ảnh hưởng của Trung Quốc được dựa trên cơ sở kết hợp thành công mô hình cải cách kinh tế thị trường trong nước với một hệ thống chính trị độc tài. Hơn nữa, việc Trung Quốc sẵn sàng can dự với các nước đang phát triển bị Mỹ và phương Tây bỏ rơi lâu nay đã khích lệ Mỹ và các nước đồng minh xem xét lại phương pháp và khả năng can dự ở nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị đầy tham vọng, chẳng hạn như xây dựng quốc gia.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG / JAMESTOWN FOUNDATION

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét