Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn: Không gian và khoảng cách

Vietnam-India Strategic Partnership: Spaces and Gaps Shresht Jain
Research Intern, CRP, IPCS 
E-mail: shreshtjain@gmail.com 



Except few stints, one of which being Vietnam supporting its ideological partner China during the Indo-China war of 1962, the India-Vietnam relationship has remained exceptionally cordial since its foundation was laid by Prime Minister Nehru and Ho Chi Minh more than five decades ago. The relationship has nurtured more since the inception of the Joint Commission Meeting at the Ministerial and Strategic level in 2007, which provided a larger framework for bilateral cooperation in areas such as trade, economics, security, and science and technology. What are the spaces of convergence between India and Vietnam; and the strategic gaps to achieve those spaces? What can be done to realise the potential?

Indo-Pacific: A Shared Interest
Strategically, India holds a geopolitical location that straddles the land and maritime space between the East and the West. The interaction between Asia-Pacific and South Asia in areas such as economic corporation and security initiatives can be clubbed together to form a broader view of Indo-Pacific, wherein India could play a larger role in maintaining peace and security.

India along with the US is committed to reject the use of force and support freedom of navigation. With Hanoi under relentless pressure from Beijing over the South China Sea, the Vietnamese foreign minister might have pressed India to play a more proactive role in defusing tensions and to let Indian companies like ONGC Videsh Limited (OVL), the overseas arm of the country’s oil conglomerate, continue with the exploration of two oil blocks that have been allocated to it in the disputed water body. Moreover, a shared common interest with the ASEAN and the US will allow India to engage in conducting offshore exploration and create a balance vis-à-vis China.

Trade and Investments: Strengthening Partnership
Currently, India-Vietnam bilateral trade is around USD4 billion and is expected to exceed USD5 billion by the end of the year. The two sides have decided to scale up trade to USD7 billion by 2015, a relatively modest target compared to the USD60 billion trade target set by China in relation to Vietnam. Clearly, there remains huge potential, both in terms of trade and investment, between the two countries.

Vietnam is greatly impressed by the IT sector in India. India has set up a USD2 million worth Vietnam-India Advanced Resource Centre in ICT (ARC-ICT) in Hanoi and is providing a PARAM Supercomputer. Investments by Indian companies totals approximately USD936 million in 86 projects in sectors such as oil and gas exploration, mineral exploration and processing, sugar manufacturing, agro-chemicals, IT, and agricultural processing.

Recently, Vietnam has chosen Tata Power as developer for a USD1.8 billion 2X660 MW Long Phu 2 Thermal Power Project in Soc Trang Province in southern Vietnam, despite strong competition from Korean and Russian companies. It will be the single largest Indian investment in Vietnam when it comes through and will give a strong boost to economic cooperation and the strategic partnership.

Road Blocks to Success
In terms of trade, India still stands tenth as a trading partner to Vietnam. Fundamentally, Indian firms can only perform well on foreign soil if the regulatory climate in that country is conducive enough for it to sustain. India has some problems related to land acquisition in Vietnam, which is hampering the pace with which manufacturing industries can set up their bases in Vietnam.

In terms of India’s energy security, Vietnam’s offshore deposit offers opportunities for exploration and eventual supply, but the fragility in the UNCLOS allows China to put pressure on Vietnam. Though India has shown stern determination to ensure freedom of navigation, cases like the Chinese warning to Indian Navy stating that ’you are entering Chinese Water’ when Indian Naval Vessel, INS Arihant while sailing at a distance of 45 nautical mile from the Vietnamese Coast drop a hint that the India-Vietnam relationship will be best served if International laws are universally adhered to.

With respect to the strategic alliance, a major shortcoming has been the lack of infrastructure in Vietnam. ONGC did face a few problems in regard to the interpretation of the oil and gas reserves in its study area and so, relinquished a few of the blocks. Subsequently, there have been diplomatic rows between China and Vietnam on the issue of exploration of gas by PetroVietnam and British Petroleum (BP) on the planned USD2 billion gas field and pipeline project off Vung Tau in the southern coast, which is close to the Lan lay-Lan Do project where ONGC is a partner.

Realising the Potential
As a traditional partner of India, Vietnam has been recognised as an important factor in India’s Look East Policy (LEP). The coincidence of India’s LEP and Vietnam’s policy of cementing its relationship with traditional friends and multi-lateralising and diversifying its international relations lead to the establishment of Vietnam-India Strategic Partnership. A coincidence like this is appropriate to sort differences at the bilateral level.

An improved trade relation with Vietnam will have positive externalities. Given the leverage that India has on Information and Technology, Vietnam could well be the starting point in the region for such advancement and also to impress its neighbours further down the line. As for Vietnam, working in full capacity with India will fetch it economic and strategic benefit and also empower Vietnam to generate better sync with its ASEAN counterparts .


Dưới đây là bản dịch 
Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn: Không gian và khoảng cách 
Ngoài một số ít hạn chế, quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam vẫn nồng ấm kể từ khi Thủ tướng Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng cách đây hơn 5 thập niên.
Quan hệ song phương đã trở nên chín muồi hơn kể từ khi hai bên bắt đầu Hội nghị Ủy ban hỗn hợp cấp bộ trưởng và quan hệ song phương được nâng lên mức đối tác chiến lược năm 2007, tạo bộ khung lớn hơn cho hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, an ninh, khoa học và công nghệ. Đâu là những không gian hội tụ giữa Ấn Độ và Việt Nam? Có thể làm gì để khai thác những tiềm năng này?
Về mặt chiến lược, Ấn Độ có vị trí địa chính trị án ngữ trên đất liền và không gian biển giữa Đông và Tây. Ảnh hưởng của Thái Bình Dương và Nam Á trong các lĩnh vực như hợp tác kinh tế và đảm bảo an ninh có thể hợp lại để tạo nên cách nhìn rộng hơn về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn hơn trong duy trì hòa bình và an ninh. Cùng với Mỹ, Ấn Độ đã cam kết phản đối sử dụng vũ lực và ủng hộ tự do hàng hải. Với việc Hà Nội liên tục bị sức ép từ Bắc Kinh trên Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam có thể đã hối thúc Ấn Độ đóng vai trò tích cực hơn nhằm giảm căng thẳng và để các công ty Ấn Độ, như ONGC Videsh Limited (OVL) tiếp tục thăm dò hai lô dầu của Việt Nam trong khu vực mà Trung Quốc tranh chấp.

Về thương mại và đầu tư, kim ngạch thương mại hiện nay giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt khoảng 4 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt ngưỡng 5 tỷ USD vào cuối năm nay. Hai bên đã quyết định tăng kim ngạch thương mại lên 7 tỷ USD vào năm 2015, một mục tiêu khá khiêm tốn so với mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 60 tỷ USD mà Trung Quốc đề ra trong quan hệ với Việt Nam. Rõ ràng, vẫn còn tiềm năng lớn trong thương mại và đầu tư giữa hai nước. Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ. Ấn Độ đã thành lập Trung tâm nguồn lực công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại (ARC-ICT) tại Hà Nội và cấp cho Việt Nam một siêu máy tính PARAM. Tổng đầu tư của các công ty Ấn Độ xấp xỉ 936 triệu USD trong 86 dự án thuộc các lĩnh vực thăm dò dầu khí, thăm dò và khai thác khoáng sản, sản xuất đường, hóa chất nông nghiệp, công nghệ thông tin và chế biến nông sản.

Mới đây, Việt Nam đã chọn Tata Power xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 2, với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD tại tỉnh Sóc Trăng, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Nga và Hàn Quốc. Đây là dự án đơn lẻ lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam, sẽ tạo nên lực đẩy mạnh đối với hợp tác kinh tế và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Về cơ bản, các công ty Ấn Độ chỉ có thể hoạt động tốt trên lãnh thổ nước ngoài nếu các quy chế tại nước đó đủ điều kiện cho họ tồn tại. Ấn Độ đang vướng một số vấn đề liên quan đến đất đai tại Việt Nam, cản trở các doanh nghiệp chế tạo thành lập các cơ sở tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực an ninh năng lượng của Ấn Độ, các mỏ dầu ngoài khơi của Việt Nam tạo cơ hội cho các công ty Ấn Độ thăm dò và cuối cùng là cung ứng năng lượng, song tính mong manh của Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS) đã cho phép Trung Quốc gây sức ép đối với Việt Nam. Mặc dù Ấn Độ đã thể hiện quyết tâm bảo đảm tự do hàng hải, song những trường hợp như Trung Quốc khuyến cáo hải quân Ấn Độ rằng “bạn đang đi vào vùng biển Trung Quốc”, khi tàu hải quân INS Arihant của Ấn Độ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý, đã gợi lên một suy nghĩ rằng quan hệ Ấn Độ-Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt nếu luật pháp quốc tế được tất cả các bên tôn trọng.

Là một đối tác truyền thống của Ấn Độ, Việt Nam đã được công nhận như một nhân tố quan trọng trong chính sách “hướng Đông” (LEP) của Ấn Độ. Sự trùng hợp của LEP của Ấn Độ và chính sách của Việt Nam tích cực kết nối quan hệ với những bạn bè truyền thống, đa phương hóa và đa dạng hóa trong các mối quan hệ quốc tế đã dẫn tới việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ. Đối với Việt Nam, khai thác hết tiềm năng hợp tác với Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược, đồng thời giúp Việt Nam “đồng bộ hóa” với các đối tác ASEAN.
Theo “IPCS” (ngày 23/7)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét