Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Quan hệ Nhật - Nga tiến tới mục tiêu năm 2000


Quan hệ Nhật - Nga tiến tới mục tiêu năm 2000
Tác giả: Hà Hồng Hải.
Quan hệ Nhật - Nga kể từ sau CTTG II cho đến thời gian gần đây vẫn dẫm chân tại chỗ. Đó là vì giữa hai nước vẫn còn tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà hai nước cho đến nay vẫn chưa ký được hiệp ước hoà bình làm cơ sở cho việc bình thường hoá hoàn toàn và cải thiện quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là nhằm thúc đẩy tiềm năng hợp tác kinh tế vốn rất lớn giữa hai bên. Đây cũng là một đặc điểm của quan hệ Nhật - Nga, khác với các cặp quan hệ giữa các nước lớn khác. Lý do là vì hai nước có lập trường cứng rắn trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Lập trường của Nga là không công nhận sự tồn tại của vấn đề này còn Nhật Bản thì đòi gắn vấn đề trao trả lãnh thổ với việc ký kết hiệp ước hoà bình và hợp tác kinh tế trên nguyên tắc" chính trị và kinh tế không tách rời nhau".
Những phát triển gần đây trong quan hệ Nhật - Nga
Gần đây quan hệ Nhật - Nga có những bước chuyển biến đáng kể. Nhật bản đã từ bỏ nguyên tắc gắn kinh tế với chính trị và điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Nga. Còn Nga cũng tuyên bố thừa nhận giữa Nga và Nhật Bản tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc ở nhiều mức độ khác nhau trên các mặt ngoại giao, chính trị, quốc phòng và tiếp xúc cấp cao.
Về chính trị
Sau khi Liên Xô giải thể, Nga đã tích cực triển khai quan hệ Nga - Nhật theo đề nghị 5 giai đoạng do B. Yeltsin đưa ra năm 1990 trước khi được bầu làm Tổng thống vơí nội dung:1)thừa nhận giữa Nga và Nhật Bản vẫn tồn tại vấn đề lãnh thổ; 2)tuyên bố bốn đảo tranh chấp là khu vực kinh tế tự do;3)thực hiện phi quân sự hoá ở bốn đảo đó; 4) ký hiệp ước hoà bình; và 5)gác vấn đề tranh chấp lãnh thổ lại cho các nhà lãnh đạo thế hệ sau giải quyết (1). Từ đó đến nay phía Nga triển khai quan hệ với Nhật Bản theo phương châm này. thông cáo chung Tokyo công bố nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống B.Yeltsin sang Nhật Bản tháng 101993 nêu rõ hai bên thừa nhận còn tồn tại những di sản quá khứ và nhất trí tiếp tục thương lượng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở "luật pháp và đạo lý".
Vào tháng 4/1994 Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh lập trường không gắn vấn đề lãnh thổ với quan hệ hai nước. phía Nhật Bản từ bỏ nguyên tắc "chính trị và kinh tế không tách rời nhau" và đồng ý thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương để rồi tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Như vậy Nhật Bản đã chuyển sang lập trường giải quyết xây dựng vấn đề tranh chấp lãnh thổ và đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế song song với nhau. Một ví dụ khác của việc Nhật Bản thay đổi lập trường là: cuối năm1996 cựu ngoại trưởng Nga E. Primakov khi thăm Nhật Bản đã đưa ra dự án cùng khai thác bốn đảo tranh chấp, song phía Nhật Bản bác bỏ, nhưng đến năm 1997 lại tuyên bố Nhật Bản sẽ xem xét nếu có các đề án cụ thể. Trong diễn văn đọctại hội các nhà doanh nghiệp Nhật vào tháng 7/1997, Thủ tướng R. Hasimoto khẳng định: "...Tôi chú trọng nhất việc triệt để cải thiện quan hệ với Liêng bang Nga...Tôi sẽ củng cố hơn nữa mối mối quan hệ tin cậy với Tổng thống B.Yeltsin, cụ thể hoà thành quả hội đam cấp cao ở Krasnoyarsk, kể cả kế hoạch Hasimoto- Yeltsin, đồng thời có những cố gắng lớn nhất ký hiệp ước hoà bình vào năm 2000 trên cơ sở tuyên bố Tokyo, hoàn toàn bình thường hoá quan hệ hai nước" (3).
Để chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc cấp cao không chính thức đầu tiên tại Krasnoyarsk, các quan chức hai nước liên tục có các cuộc thăm việc lẫn nhau. Cuối tháng 5/1997, ngoại trưởng Nhật Ikeda thăm Nga để đáp lại chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng E.Primakov tháng 11/1996 và tháng 6 cùng năm. Phó Thủ tướng Nga Nemtsov thăm Nhật Bản. Cả hai bên đều cảm thấy hân hoan khi quan hệ song phương ấm lên. Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng R.Hasimoto tại Denver (Mỹ) nhân hội nghị cấp cao G7 tháng 8/1997, Tổng thống B.Yeltsin và Thủ tướng R.Hasimoto đã đạt được thoả thuận rằng hia nước sẽ làm hết sức mình để ký hiệp ước hoà bình vào năm 2000. Các cuộc thương lượng tiếp theo về việc ký kết hiệp ước hoà bình sẽ dựa trên cơ sở tuyên bố chung Tokyo 1993. Hai bên đã nhất trí mở đàm phán ký kết Hiệp ước hoà bình và nâng cấp đàm phán lên cấp bộ trưởng ngoại giao. Trong cuộc gặp gỡ không chính thức lần này, hai bên đã đạt được một số thoả thuận về mặt chính trị như: Nhật Bản ủng hộ Nga tham gia Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á - thái Bình Dương (APEC) , thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao cho phép nhanh chóng tham khảo ý kiến trong tình huống khẩn cấp như các cường quốc khác đã làm, và Tổng thống B.Yeltsin thăm không chính thức Nhật Bản vào mùa xuân 1998.
Chưa đầy nửa năm sau, hai bên lại có cuộc gặp cấp cao không chính thức tại Kawana (Nhật Bản ). Có thể nói đây cũng là một bước tiến trong quan hệ giữa hai nước. Tuy tình hình chính trị Nga lúc đó không ổn định nhưng Tổng thống B.Yeltsin không phải hoãn chuyến đi như trước. Tại cuộc gặp gỡ này, lập trường của Nhật Bản có nhiều thay đổi, chuyển sang đề cập tới quan hệ song phương. Đặc biệt Thủ tướng R.Hasimoto nhấn mạnh: "Quan hệ Nhật - Nga không nên tiến hành theo kiểu một bên được một bên mất" (4). Tại cuộc gặp gỡ này, hai nhà lãnh đạo vừa thoả thuận được nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa cụ thể hoá những điều thoả thuận trước đây như: thông qua các nguyên tắc hợp tác hữu nghị Nhật-Nga hướng tới thế kỷ XXI, đồng ý thoả thuận đề án của Nhật Bản về hoạch định biên giới, thoả thuận ký hiệp ước hoà bình trước năm 2000, thảo luận về chuyến viếng thăm chính thức Nga sắp tới của Nhật Hoàng, tiếp tục các cuộc thăm viếng cấp cao: Thủ tướng R.Hasimoto thăm Nga vào mùa thu năm nay và Tổng thống B.Yeltsin thăm Nhật Bản vào mùa xuân tới, mở rộng diện đi thăm các đảo tranh chấp không cần thị thực của Nhật Bản, tổ chức ngày hội văn hoá Nhật tại Nga vào năm tới và và bàn việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh an ninh bốn bên Nhật - Nga - Mỹ- Trung trong khuôn khổ diễn đàn APEC vào tháng 11 tới.
Về kinh tế
Tại cuộc hội thảo về nhiên liệu và năng lượng vùng viễn đông do các tập đoàn dầu mỏ Nhật và hội mậu dịch Nga - Đông Âu tổ chức tại tokyo cuối năm 1996 có trên 300 tổ chức, công ty, xí nghiệp Nhật tham gia, phía Nhật rất quan tâm đến các dự án liên quan đến nhiên liệu và năng lượng Nga. Nhiều ý kiến đề nghị thiết lập mối quan hệ Nga - Nhật mới lấy năng lượng làm trung tâm. từ trước đến nay chỉ có hai dự án thăm dò dầu khí ở thềm lục địa bán đảo Sakhalin (Sakhalin I và SakhalinII) trong đó dự án có các công ty Mỹ - Tây Âu tham gia. Phía Nga cũng hứa sẽ cải thiện chế độ thuế quan và điều luật liên quan đến bảo hộ đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư. Tháng 11/1996, Nga nêu đề nghị hai bên cùng khai thác khu vực bốn đảo này.
Vấn đề liên quan đến các hoạt động đánh cá ở vùng biển xung quanh bốn đảo tranh chấp đã đạt được thoả hiệp nhờ tránh đề cập đến vấn đề chủ quyền. Hai bên cùng hợp tác ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá trộm từng làm đau đầu cả hai phía. Một vấn đề kinh tế quan trọng khác nữa là hai bên đã đạt được thoả thuận giải quyết việc Nga nợ tư nhân Nhật 1,1 tỷ USD mà trước đây là một trong những trở ngại trong việc phát triển kinh tế song phương.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước được quan tâm hàng đầu trong cuộc gặp không chính thức giữa hai vị đứng đầu nhà nước tại Krasnoyarsk tháng 11/11997. Kế hoạch 6 điểm Yeltsin - Hasimoto công bố sau cuộc gặp nêu rõ: hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật cao, tăng cường khả năng vận tải; xem xét khả năng khai thác năng lượng ở Viễn Đông và Xibêri tăng cường hiệp định sủ dịng nguyên tử vào mục đích hoà bình; Nhật Bản ủng hộ Nga sớm gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO), giúp Nga phát triển các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ và mời khoảng 500 nhà doanh nghiệp, viên chức và học giả Nga nghiên cứu về Nhật Bản sang thăm quan, học tập tại Nhật Bản (6).
Nhiều đề nghị mới vê hợp tác kinh tế song phương cũng được nêu ra tại cuộc gặp không chính thức Kawana để bổ sung cho kế hoạch Yeltsin - Hasimoto. Phía Nhật Bản cam kết sẽ noí lỏng các điều khoản boả hiểm buôn bán đối với hàng xuất khẩu của Nga sang Nhật Bản, dự kiến trong năm nay sẽ cung cấp cho Nga 600 triệu USD trong khoản tín dụng 1,5 tỷ USD màd Nhật Bản đã hứa cho nay trước đây, cung cấp máy phát điện điêzen cho các cư dân sinh sống trên bốn đảo đang tranh chấp, tam gia các liên doanh xây dựng các trạm vũ trụ và hệ thống vệ tinh, các dự án giảm phát ra khí thải điô xitcacbon. Phía Nga đề nghị xây dựng một tổ hợp chế biến cá lớn và các cơ sở hạ tầng như hải cảng, sân bay ở quần đảo Kuril, xây dựng nhà máy chế tạo ô tô ở Moskva.
Hai bên cùng thoả thuận vạch ra một chương trình hợp tác năng lượng tổng thể, thành lập một cơ quan thúc đẩy đầu tư chung giữa hai nước, phối hợp hành động trong việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu ở Sakhalin. Cụ thể, Tổng thống Yeltsin đề nghị Nhật Bản tham gia đầu tư vào 4 dự án phát triển mới khác gọi là Sakhalin III, IV, V, VI. Một đề nghị khác của Nga là cố lôi kéo Nhật Bản tham gia nghiên cứu khả thi dự án khai thác khí đốt có quy mô lớn ở gần Irkutxk và dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt chạy từ Irkutxk qua Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (7). Với những đề nghị này, Nhật Bản có thể tăng nguồn cung cấp năng lượng và giảm phần nhập khẩu từ Trung Đông. Các công ty Nhật cũng rất quan tâm tới những đề nghị này vì những khu vực của các dự án có lượng dự trữ dầu và khí đốt rất lớn. Hiện tại cá công ty của Nhật đang tụt hậu so với Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Nga. Nhưng mới đây họ đã nêu ra 57 dự án đầu tư mới trong đó 20 dự án đã được chọn và tiến hành đầu tư ngay. Tóm lại, những thoả thuận đạt được trong cuộc gặp gỡ lân này là một bước thức đẩy mới tạo đà cho kế hoạch Yeltsin - Hasimoto. Đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế song phương sẽ giúp hai bên vượt qua được những trở ngại chính trị để đạt được mục tiêu ký Hiệp ước hoà bình.
Về an ninh quốc phòng
Với sự sụp đổ của cơ cấu chiến tranh lạnh, Nhật Bản không còn coi Nga là mối đe doạ đối với an ninh của mình nữa. ý tưởng về xây dựng lòng tin, cải thiện quan hệ Nga - Nhật đã được bắt đầu từ hội nghị ba bên Nhật – Nga - Mỹ tổ chức tại Moskva tháng 3/1997. Để tiến tới phi quân sự hoá bốn đảo tranh chấp, Nga chấp nhận đề nghị của Nhật Bản giảm quân đóng ở bốn đảo này và đến nay đã giảm từ 10.000 xuống còn 3.500 quân(8). Một điều đáng ghi nhận là giữa hai nước đã xuất hiện các cuộc tiếp xúc của giới quân sự. Năm 1996 Cục trưởng cục phòng vệ Nhật Bản đến thăm Nga tháng 5/1997, Bộ trưởng quốc phòng Nga I. Rodiomov đến thăm Nhật Bản. Kể từ khi thành lập Liên Xô, tàu chiến của hai bên lần đầu tiên đã đi thăm hữu nghị lẫn nhau. TRong cuộc tiếp xúc tại hội nghị cấp cao G8 ở Denver, Tổng thống B.Yeltsin tuyên bố với Thủ tướng R.Hasimoto là tên lửa hạt nhân của Nga sẽ không nhằm vào Nhật Bản nữa.
Tại cuộc gặp gỡ Kawana, hai bên đã bày tỏ sẵn sàng phát triển đối thoại trong lĩnh vực an ninh và tao đổ các chuyên gia quân sự, đặc biệt thảo luận về các chuyến viếng thăm lẫn nhau trong năm nay giữa các tổng tham mưu trưởng hai nước, tổ chức cac cuộc diễn tập tìm kiến, cứu nạn chung giữa hai quân đội trên vùng biển Nhật Bản, và tham gia các cuộc diễn tập ba bên với Mỹ trong việc chống tràn dầu ở ngoài khơi Sakhalin.
Có thể thấy với những thoả thuận đạt được trong hai cuộc gặp gỡ cấp cao không chính thức vừa qua cũng như các cuộc trao đổi ý kiến cấp bộ trưởng, quan hệ Nhật - Nga trong lĩnh vực an ninh đã có một bước nhảy vọt đáng kể. Từ chỗ coi nhau là kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh lạnh đến nghi kỵ lẫn nhau trong những năm đầu su chiến tranh lạnh, đến nay hai nước đã có thể trao đổi những vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực an ninh và quân đội hai bên đã có thể gặp gỡ và phôí hợp với nhau trong một số hoạt động mang tính chất hợp tác quân sự.
Những nhân tố thúc đẩy và kiềm chế quan hệ Nhật-Nga:
Nhân tố thuận:
Nhật Bản và Nga là hai nước có nhiều lợi ích ở khu vực Viễn Đông, Nga là một nước lớn về chính trị, còn Nhật Bản là một nước lớn về kinh tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, môi trường khu vực Đông Bắc á và thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, tương quan lực lượng giữa các quốc gia trong khu vực cũng đã và đang thay đổi mau lẹ. Vì vây, giữa hai bên có nhiều điểm đồng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương toàn diện.
Hai nước có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, đặc biệt là hợp tác kinh tế khai thác vùng Xibêri rộng lớn rất giàu có về tài nguyên, khoáng sản. Nga hy vọng tranh thủ vốn và kỹ thuật của Nhật Bản muốn Nhật Bản đầu tư mạnh vào Xibêri và vùng Viễn Đông của Nga. Còn nguồn tài nguyên ở những khu vực này của Nga, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí từ Trung Đông, từ đó giảm lệ thuộc chiến lượng vào Mỹ. Hai bên cũng mong muốn, thông qua hợp tác kinh tế, đẩy nhanh kim ngạch buôn bán:Nhật Bản muốn chiếm lĩnh thị trường vùng Viễn Đông đầy tiềm năng của Nga. Hơn nữa, hai nước ý thức được rằng đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế vừa có lợi ích kinh tế phù hợp với yêu cầu chiến lược của mỗi bên. Thông qua việc mở rộng hợp tác kinh tế, Nhật Bản và Nga cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương, tiến tới giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Với việc Nga đề nghị phi quân sự hoà bốn đảo và tuyên bố khu vực này là khu vực kinh tế tự do, Nhật Bản cũng đang nghiên cứu phương án cùng khai thác, tiến tới cùng quản lý vùng lãnh thổ này.
Việc cải thiện quan hệ Nhật - Nga xuất phát từ lợi ích và nhu cầu chiến lược của mỗi nước. Đối với Nhật Bản, cải thiện quan hệ với Nga phù hợp với ý đồ và những điều chỉnh chiến lược của Nhật Bản. Nhật Bản mong muốn thực hiện mục tiêu trở thành một cường quốc thế giới toàn diện, đóng vai trò chính trị và an ninh lớn hơn tương xứng với thực lực kinh tế của mình. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược đó, Nhật Bản cần có sự ủng hộ của tất cả các nước lớn trong đó có Nga, một ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Mặt khác, để đảm bảo an ninh của mình ở phía bắc, Nhật Bản cần cải thiện quan hệ với Nga để Nga giảm sức mạnh quân sự của mình ở khu vực này. Đối với Nga, việc mở rộng NATO sang phía Đông làm tổ hại đến lợi ích an ninh của Nga. Vì vậy, cải thiện quan hệ với Nhật Bản, Nga có thể giảm bớt sức ép của việc mở rộng NATO đối với an ninh của Nga, đồng thời làm đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc.
Điều chỉnh chinh sách đối ngoại của mỗi nước cũng là một nhân tố thúc đẩy cải thiện quan hệ giữa hai bên. Do chính sách của Nga đối với phương tây, nhất là với Mỹ không đạt được mấy hiệu quả, từ 1994 chính sách ngoại giao của Nga chuyền từ đường lối dựa hẳn vào phương tây sang nền ngoại giao đa phương, chú trọng hơn đối với châu Á. Gần đây Nga dã và đang triển khai chính sách châu Á của mình một cách tích cực thông qua các chuyến thăm cấp cao giữa Nga và các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Philipin.... Mức độ và số cuộc tiếp xúc của Nga với các nước châu Á tăng lên rất nhiều; hợp tác kinh tế của Nga đối với các nước châu Á tăng lên rất nhiều; hợp tác kinh tế của Nga với các nước châu Á cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhật Bản là một trọng điểm của chính sách châu Á này. Trả lời báo "Độc lập" của Nga trước khi diễn ra cuộc gặp cấp cao không chính thức Krasnoyarsk, thứ trưởng ngoại giao Nga Karasin nêu rõ: "Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ với Nhật Bản, lãnh đạo hai nước gặp nhau không chính thức. Cả chúng ta lẫn người Nhật đều hiểu rằng hai lãnh đạo sẽ đề cập không chỉ quan hệ hai bên mà cả vai trò cuả Nhật Bản và Nga trên thế giới. chúng ta và người Nhật vượt qua được khuôn sáo, đã học được cách tôn trọng thực tiễn chính trị, chăm chú lắng nghe ý kiến của nhau. Điều rất quan trọng là chúng ta tôn trọng nhau" (9). Về phía Nhật Bản, trong bài diễn văn về chính sách Âu - Á của Nhật Bản, Thủ tướng R. Hasimoto nhấn mạnh: "Có thể nói rằng việc cải thiện quan hệ giữa hai nước cần giải quyết trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" (10). Như vậy đã có sự giao thoa trong chinh sách Âu - Á của mỗi nước.
Quan hệ quốc tế trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh đã có những biến đổi sâu sắc. Quan hệ Nhật - Nga cũng không thể tránh khỏi những tác động của xu thế này. Hiện nay, nhìn chung, các quốc gia đều có xu hướng cải thiện quan hệ, giải quyết các bất đồng tranh chấp thông qua đối thoại và thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau để đi tới một giải pháp có thể chấp nhận được. Trong bối cảnh hiện nay khi yếu tố hợp tác kinh tế nổi trội hơn đối đầu quân sự thì việc cải thiện quan hệ Nhật - Nga có nhiều cơ hội thực hiện. Quan hệ giữa các nước lớn cũng đang có những chuyển động đáng kể. Các cặp quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Nhật, Trung - Nga đang dàn xếp để hình thành khuôn khổ hợp tác và giải quyết các tranh chấp song phương. Nhật Bản và Nga cũng muốn giải quyết những vấn đề do CTTG II để lại để tiến tới xây dựng mối " quan hệ đối tác chiến lược" như các cặp quan hệ giữa các nước lớn khác.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản coi Liên Xô là mối đe doạ đối với an ninh của mình và sử dụng liên minh Nhật - Mỹ để đối phó lại. Về phần mình Liên Xô coi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật là nhằm ngăn chặn vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực. Hiện nay, nhận thức về mối đe doạ của hai bên đối vơi nhau đã thay đổi. Cơ hội thương lượng để giải quyết những vấn đề do liịch sử để lại, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đều được cả hai bên cố gắng nắm bắt.
Bên cạnh những nhân tố thuận lợi về mặt chủ quan cũng như khách quan như đã nêu trên, quan hệ Nhật - Nga hiện nay đang đứng trước thời cơ thuận lợi đòi hỏi cả hai bên có những quyết đoán chính trị. Do tính chất đối đầu giữa Nga và Nhật Bản ở khu vực đã giảm và hai nước đang nhích lại gần nhau để chính thức hoá việc chất dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước do chưa ký được hiệp ước hoà bình, tầm quan trọng chiến lược của bốn đảo tranh chấp cũng giảm đi, cho phép hai bên dễ dàng có những nhân nhượng hơn. Vả lại việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ hiện nay không còn khó như trong thời kỳ chiến tranh lạnh nữa. Thời gian qua nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới được giải quyết dựa trên sự công bằng và nhân nhượng lẫn nhau. Hiệp định bên giới Nga - trung hay hiệp định Nga - Ucraina về vấn đề bán đảo Crưm, theo đó Tổng thống B.Yeltsin công nhận Crưm là lãnh thổ của Ucraina bất chấp sự phản đối của Đuma quốc gia Nga là những ví dụ liên quan đến Nga.
Nhân tố nghịch
Vấn đề trở ngại lớn nhất cho việc cải thiện quan hệ Nhật-Nga là tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Mặc dù cả hai bên đều coó gắng giải quyết vấn đề này, song trong nội bộ hai nước vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn không thống nhất. Cả hai bênđều vấp phải tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, không muốn nhân hnượng lãnh thổ. Đối với nga, việc trao trả bốn hòn đảo tranh chấp cho Nhật Bản có thể tạo ra phản ứng dây chuyền và một tiền lệ để các nước khác lên tiếng đòi lãnh thổ, đồng thời cũng có thể tạo ra nguy cơ hình thành một quốc gia Viễn Đông tách khỏi Nga. Sự phản đối các đối thủ của Tổng thống B.Yeltsin và chính quyền địa phương tỉnh Sakhalin cũng là một trở ngại cho lãnh đạo Nga trong vấn đề nhân nhượng lãnh thổ. Chính vì lý do này, B. Yeltsin đã phải hoãn thăm Nhật Bản hai lần vào năm 1992 và 1993. Đối với Nhật Bản do đảng DCTD mất quyền lãnh đạo tuyệt đối và tình hình chính trị nội bộ mất ổn định, việc nhân nhượng lãnh thổ cũng sẽ gây nên sự chống đối trong lực lượng bảo thủ hữu khuynh của ở Nhật Bản cũng như trong một bộ phận dân chúng Nhật. Ngày 7 tháng 2 hàng năm ( ngày ký hiệp ước Shmoda) đa chính thức trở thành ngày đòi lại " lãnh thổ phương Bắc" diễn ra trên toàn quốc.
Mặc dù hai bên đã có những nỗ lực lơn strong việc thuc đẩy quan hệ song phương, song vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa lập trường của mỗi bên. Phía Nhật muốn các cuộc thương lượng ký kết hiệp ước hoà bình bàn chủ yếu về việc ký kết hiệp định trong đó vấn đề lãnh thổ nổi lên hàng đầu. phía Nga lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm và muốn khuôn khổ thương lượng không chỉ giới hạn giữa hai bộ ngoại giao mà bao gồm một số bộ hữu quan và cả chính quyền địa phương. Nội bộ chính phủ Nhật đã bộc lộ sự bất đồng về phương thức ccải thiện quan hệ hai nước. Bộ công thương Nhật tích cực thúc đẩy kế hoạch hợp tác kinh tế còn bộ ngoại giao lại không muốn vấn đề này trở thành tiêu điểm trong hội đàm. Nhật Bản muốn thông qua thương lượng ký kết hiệp ước hoà bình để giải quyết vấn đề lãnh thổ trước khi ký hiệp ước, còn Nga lại gắn các cuộc thương lượng này với viện trợ, đầu tư và hợp tác kinh tế từ phía Nhật Bản và ký hiệp ước hoà bình trước rồi sẽ tiếp tục tượng lượng giaỉ quyết tranh chấp lãnh thổ sau, tức là ký hiệp ước hoà bình vào giai đoạn 4 và giải quyết lãnh thổ vào giai đoạn 4 trong kế hoạch 5 giai đoạn của B. Yeltsin.
Ngoài ra sự nghi kỵ lẫn nhau mang tình lịch sử cũng là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Lịch sử quan hệ Nhật - Nga cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh, xung đột giữa hai nước, tạo nên mối nghi kỵ lẫn nhau trong dân chúng hai nước. Sau chiến tranh thế giới thứ II, giữa hai nước vẫn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết như vấn đề tù binh Nhật ở Xibêri.
Triển vọng cải thiện quan hệ Nhật - Nga:
Có thể nhận thấy, từ sau chuyến viếng thăm chính thức của Tổng thống Nga sang Nhật Bản tháng 10/1993 quan hệ Nhật - Nga có chững lại mấy năm do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do tình hình chính trị nội bộ ở cả hai nước có biến động, không ổn định. Nhưng từ năm 1997 đến nay quan hệ giữa hai bên nồng ấm hẳn lên. Hoạt động ngoại giao con thoi diễn ra ở mức độ chưa từng thấy. Trông một thời gian tương đối ngắn, hai nước đã đi được một quãng đường khá dài, rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian để tiến tới mục tiêu năm 2000. Những thoả thuận đạt được giữa hai bêntạo cơ sở cho những phát triển tiếp theo trong tương lai. Những nguyên tắc đưa ra từ cả phía Nga lẫn phía Nhật có nhiều điểm tương đối khớp với nhau, ví dụ như về đề nghị phát triển chung của Nga và nguyên tắc cùng có lợi của Nhật Bản, hay lập trường gác tranh chấp của Nga và quan điểm lâu dài của Nhật Bản.
Về tranh chấp lãnh thổ, vấn đè gai góc nhất trong quan hệ giữa hai nước, hai bên đã tháo gỡ được nhiều trở ngại về mặt pháp lý cũng như tâm lý ở cả hai phía. với phương châm " không có người thắng kẻ thua, kẻ mất người được", hai bên đang nhích lại gần một giải pháp thoả đáng cho một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài hơn 5 thập kỷ nay. Muốn đạt được giải pháp như vậy đôi bên cần phải nhân nhượng. Từ trước tới nay đã có một số phương án cho việc giải quyết vấn đề này, từ giải pháp "đổi đất lấy viện trợ" dự định nêu ra vào đầu những năm 90 hay giải pháp "4 – 2 - 2", nghĩa là phía Nga trao trả trước cho Nhật Bản hai đảo để mở đường cho việc ký kết hiệp ước hoà bình và tiếp tục thương lượng để trao trả hai đảo còn lại như trong thời kỳ 1956 hay 1973 đến 'phương án Hồng Kông" được gợi ý trong thời gian dần đây nhưng xem ra đều khó trở thành hiện thực.
Hai nước có thể giải quyết được vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo một phương thức thoả hiệp, có thể là phương án"4 - 2" để tiến tới ký kết hiệp ước hoà bình tạo cơ sở để hai bên cải thiện quan hệ thúc đẩy hợp tác mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực kinh tê và mậu dịch. Hai bên có thể tạm gác lại vấn đề vốn phức tạp này để ký hiệp định hoà bình. Để rồi trong quá trình quan hệ được cải thiện, hai bên đạt được sự tin cậy lẫn nhau nhất định rồi sẽ đi đến giải quyết vấn đề lãnh thổ theo hướng phi quân sự hoá, cùng khai thác, cùng quản lý vùng lãnh thổ tranh chấp. Với nỗ lực lớn và quyết tâm cao để ký hiệp ước hoà bình trước năm 2000, hai nước Nhật Bản và Nga có nhiều cơ hội vượt quạ vật cản lớn đó đẻ đạt tới mục tiêu.
Với kế hoạch Yeltsin - Hasimoto đang được hai nước khẩn trương thực hiện, triển vọng hợp tác kinh tế Nga - Nhật có nhiều khả năng được đẩy mạnh vì tiềm năng hợp tác rất lớn chưa được khai thác. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, quan hệ kinh tế giữa hai nước còn hết sức nhỏ bé: buôn bán hai chiều ở mức độ rất khiêm tốn(11), đầu tư Nhật vào Nga cũng rất nhỏ nhoi và viện trợ nhật cho Nga phần lớn chỉ là những cam kết. Đúng như Tổng thống B. yeltsin nhận xét: "Quan hệ kinh tế Nga - Nhật gần như bắt đầu từ con số không", nhưng nếu thực hiện được những dự án đề ra "Hai nước sẽ thực sự trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh tế" (12).
Nhìn lại những bước phát triển gần đây trong quan hệ Nhật - Nga, người ta có cơ sở để hy vọng rằng hai nước đang tiến gần đến mcụ tiêu năm 2000. Có thể có ý kiến cho rằng cuộc gặp cấp cao không chính thức ở Kawana chưa tạo rả được những xung lực mới để đẩy quan hệ hai nước tiến lên phía trước, nhưng cả hai cuộc gặp không chính thức mới đây đều có ý nghĩa chuẩn bị tương lai, cuộc gặp trước tạo ra những tiền đề mới và cuộc gặp sau bổ sung cho cuộc gặp truowcs . Thêm vào đó là những cuộc gặp gỡ cấp cao chính thức đã được nhất trí trong thời gian sắp tới: Thủ tướng Hasimoto thăm Nga tháng 10 năm nay và Tổng thống Yeltsin thăm Nhật Bản mùa xuân năm tới. Với chuyến viếng thăm của Thủ tướngmới của Nga, Kyrienko, dự kiến vào tháng 7 năm nay, có nhiều điều bất ngờ được mong đợi trong hai cuộc gặp cấp cao chính thức sắp tới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét