Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Quan hệ Ấn Độ - Asean

Quan hệ Ấn Độ - Asean
(Tài liệu tham khảo)

1. Quá trình hình thành quan hệ Ấn Độ - Asean
Quan hệ giữa Ân Độ với Asean có từ lâu đời. Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ qua vịnh Bengal tới các quốc gia ở khu vực này kéo dài hàng thế kỷ. Thực dân Anh sau khi đánh chiếm Ấn Độ cũng thiết lập ảnh hưởng của mình trong các hoạt động thương mại. Năm 1947 sau khi giành độc lập, Thủ tướng Nehru đã coi khu vực Đông Nam Á về địa lý, lịch sử, văn hóa phải luôn gắn liền với Ấn Độ. Tháng 3/1947, ông cho đăng cai Hội nghị các quốc gia châu Á tại New Delhi với mong muốn xây dựng khối đoàn kết, thống nhất giữa các quốc gia châu Á với nhau. Năm 1955, ông tổ chức Hội nghị Bangdung và Phong trào không liên kết, nhưng đến lúc này, Ấn Độ vẫn chưa vượt qua chính minh để gây ảnh hưởng ra toàn quốc tế.
Với Asean, trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - Asean rất mờ nhạt, thậm chí còn nghi ngờ lẫn nhau. Nêu như Ấn Độ coi Asean như bàn đạp của Mỹ thì việc nước này ký kết Hiệp ước thân thiện với Liên Xô đã khiến các nước Asean lo lắng, nghi ngại. Trong thời gian đó, Ấn Độ chỉ quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, gây thù hằn với Mỹ khi công khai ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Chính sách ngoại giao của Ấn Độ thời kỳ này còn đề cao quan hệ với Liên Xô và Việt Nam hơn so với tổ chức Asean.
* Giai đoạn 1 (1993 - 2002)
Sau khi lên làm Thủ tướng (6/1991), Narasimha Rao đã đưa ra nhiệm vụ cải cách kinh tế, điều chỉnh chính sách đối ngoại. Tại kỳ họp Quốc hội ngày 3/9/1992, ông tuyên bố: "Thế giới đã thay đổi, các nước đã thay đổi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách tiếp cận thực tế, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi các nguyên tắc và mục tiêu". Tuyên bố của ông mở đầu cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Các nội dung chính của chính sách như sau:
- Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia
- Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế
- Tăng cường mở rộng quan hệ với các nước, các trung tâm kinh tế thế giới.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu
Tuy nhiên cùng với sự phát triển thần kỳ của đất nước sau cuộc cải cách kinh tế 1991, Ấn Độ bắt đấu có điều kiện thực hiện hoài bão của Nehru. Sau khi thực hiện thành công các cuộc cải cách trong nước, Thủ tướng Narasimha Rao dẫn đầu đoàn kinh tế đến thăm Thailand, Singapore và Việt Nam (1993 - 1994), đánh đấu bước khởi đầu cho chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ. Năm 1995, Ấn Độ trở thành đối tác toàn diện của Asean khi lần đầu tiên ra mắt trong Hội nghị Jakarta. Đối với Ấn Độ, các nước Asean đóng vai trò nền tảng để vươn ra bên ngoài mà trước mắt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia vào Asean sẽ giúp Ấn Độ có thêm ảnh hưởng ở châu Á, đặt biệt hơn có thêm điều kiện để đối thoại với Trung Quốc, Nhật Bản. Trong cuộc phỏng vấn tháng 2/2011, Thủ tướng Narasimha Rao khẳng định: "Mối quan hệ với Asean rất quan trọng đối với chúng ta và nó đang thực sự phát triển". Còn đối với các nước Asean, Ấn Dộ còn có vai trò đặc biệt trong việc làm cân bằng các thế lực trong khu vực.
* Giai đoạn 2 (2002 - 2010)
Nếu như chính sách hướng Đông của Ấn Độ chỉ có thể làm nền móng cho mối quan hệ với Asean thì đến sau năm 2000, chính sách này được nâng lên một tầm cao mới. Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thương mại Ấn Độ - Asean, Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ tuyên bố mở rộng chính sách hướng Đông sang tận vùng châu Á - Thái Bình Dương: chính sách  này thực sự bước sang giai đoạn 2, mở rộng về phía Trung Quốc và Nhật Bản (giai đoạn 1 mới tập trung vào hợp tác kinh tế). Giai đoạn 2 cũng đánh dấu sự thay đổi quan trọng từ chỉ quan tâm đơn thuần về kinh tế sang các vấn đề vê tài chính, an ninh, bao gồm nỗ lực bảo vệ đường biển, chống khủng bố...
Chính quyền Manmohan Singh sau khi lên nắm quyền từ năm 2004 vẫn theo đuổi chính sách với Asean như của tiền nhiệm. Và chính Bộ trưởng quốc phòng P. Mukherjee trong bài phát biểu tổng kết ở Hội nghị An ninh châu Á (New Delhi, 29/1/2005) đã tuyên bố rằng Ấn Độ cần phải có sự cân bằng chiến lược đối với Đông Á và Thái Bình Dương dựa trên hai nguyên tắc: duy trì cân bằng chiến lược và ngăn chặn sự đối đầu có thể xảy ra làm mất ổn đinh trong khu vực; thiết lập mối quan hệ song phương, thông qua Diễn đàn khu vực Asean với tất cả các quốc gia. Với tuyên bố này, Ấn độ chính thức đánh dấu sự có mặt với vai trò chủ chốt ở Đông Nam Á, mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài Ấn Độ Dương. Đây là bước di tương đối nhanh, thậm chí là bất ngờ so với quan điểm chiến lược cách đây 1 thập niên: 1993, Ấn Độ chỉ bó hẹp các nước láng giềng xung quanh Ấn Độ. Trong bài viết có tựa đề "India's foreign policy in the Evolving Global Order" đăng trong The international Studies, số 30, nhà chiến lược M. Dubey nhận định: "khả năng cuả chúng ta trên chính trường thế giới rất hạn chế và không có nhiều lựa chọn... Chúng ta chưa thể tập trong nguồn lực để tăng cường ảnh hưởng và phục vụ các lợi ích quốc gia của mình". Và đến 2002, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ P. Wolfowitz khi được hỏi vì sao không mời Ấn Độ tham dự Hội nghị an ninh khi vực thường niên đối thoại Shangri-La, ông trả lời rằng: "Tôi nghị điều này rất lạ và ngày càng lạ hơn khi nói về an ninh Đông Á mà không có Ấn Độ... Ấn Độ là một lực lượng lớn cuả cán cân Đông Á.. sự có mặt của Ấn Độ là rất quan trọng" . Vai trò quan trọng của Ấn Độ giờ ít ai có thể phủ nhận được, nhưng trước đây Ấn Độ khá vất vả trong việc tìm đối tác chiến lược thì giờ đây, thủ tướng Ấn Độ còn tuyên bố: Ấn Dô thuộc công đồng châu Á - Thái Bình Dương là điều hiển nhiên về chính trị.....

2. Các vấn đề chính trong mối quan hệ Ấn Độ - Asean, thành tựu và hạn chế
2.1 Các vấn đề chính trong quan hệ Ấn Độ - Asean
2.2. Thành tựu, hạn chế

Tài liệu tham khảo:
  1. Đỗ Thanh Bình (2012), Quan hệ quốc tế thời hiện đại, những vấn đề mới đặt ra, NXB Chính trị quốc gia.
  2. Issues and Challenges in ASEANIndia Relations
  3. PDF] 

    aseanindia economic relations: current status and future ... - Webs


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét