Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

MẤY VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC NĂM 2008


MẤY VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC NĂM 2008




Là một nước lớn trong khu vực, chính sách ngoại giao của Trung Quốc luôn trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia. Vậy ngoại giao năm 2008 của Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng như thế nào?. Để có thêm tư liệu tham khảo, Tòa soạn xin giới thiệu quan điểm của một số học giả Trung Quốc về đề tài này.

1. Quan hệ Trung-Nhật: vấn đề biển Đông sẽ đi theo hướng nào?

Hồ Kế Bình
Nghiên cứu viên, Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc


Năm 2008, trên vấn đề biển Đông, các cuộc thương thảo Trung - Nhật không tiến triển, cũng không thụt lùi. Các cuộc thương thảo này sẽ tiếp tục, có khả năng nâng cao cấp bậc, nhưng lập trường hai bên cách nhau quá xa, còn lâu mới đủ điều kiện đạt được thoả hiệp.
Vấn đề biển Đông không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế mà là vấn đề chủ quyền, vấn đề chiến lược, cần phải có quan hệ hợp tác chiến lược và bầu không khí hai bên tốt đẹp mới có khả năng giải quyết, nhưng trong tình hình trước mắt, hai bên rất khó đạt được thoả hiệp. Trước đó, Nhật Bản đã gác sang một bên những cố gắng giải quyết vấn đề biển Đông trong thời gian Thủ tướng Fukuda thăm Trung Quốc, bây giờ kỳ vọng giải quyết được vấn đề này trong năm 2008, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Nhật, cũng không lớn.
Trong tình hình trước mắt, vấn đề biển Đông Trung Quốc tương đối chủ động. Tôi cho rằng vấn đề biển Đông sẽ không mang lại ảnh hưởng quá lớn trong quan hệ Trung - Nhật hoặc tác động vào xu thế cải thiện quan hệ Trung - Nhật. Bởi vì nói cho cùng, vấn đề biển Đông chỉ là một bộ phận trong quan hệ Trung - Nhật, chỉ là vấn đề điều chỉnh lợi ích giữa hai nước, so sánh với bản thân quan hệ hai nước không ở cùng trong một tầng nấc. Cục diện của quan hệ Trung - Nhật hiện nay không dễ mà có được, Trung Quốc không muốn vì vấn đề biển Đông mà ảnh hưởng đến cục diện lớn Trung - Nhật, Nhật Bản cũng nghĩ như vậy. Vấn đề có thể được giải quyết tốt nhất là khi tạm thời chưa tìm được phương án mà hai bên đều có thể tiếp nhận thì hãy tiếp tục thương thảo. Đối với chính phủ của cả hai bên mà nói, cái cần làm trong năm 2008 là phải định vị rõ ràng vấn đề biển Đông trong toàn bộ quan hệ Trung - Nhật, tỉnh táo tìm con đường giải quyết, tránh làm cho vấn đề này bị nóng lên hoặc bị chính trị hoá, tránh làm cho việc liệu có giải quyết được  vấn đề biển Đông hay không trở thành tiêu chí để xem xét quan hệ Trung Nhật tốt hay xấu. Càng làm nóng lên càng không thể giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, khả năng Chính phủ Nhật Bản xuất phát từ chính trị trong nước mà dùng vấn đề biển Đông để kiếm cớ cũng không lớn. Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã mất địa vị đa số ở Thượng nghị Viện, ắt phải nghiêm túc đối xử đối với cuộc bầu cử sắp tới tại Hạ nghị Viện. Cử tri thực sự quan tâm là vấn đề trong nước như kinh tế, dân sinh, dưỡng lão v.v. chứ không phải là vấn đề quốc tế. Fukuda hiểu rất rõ, sứ mệnh của ông là cứu đảng Dân chủ Tự do, trong bài diễn văn tựu chức của mình có tới 80% nói về vấn đề trong nước. Vì vậy tôi cho rằng, Nhật Bản cũng coi trọng cục diện quan hệ Trung - Nhật được cải thiện từng bước hiện nay.


2.  Trung - Mỹ: liệu Tổng thống mới có đi lại con đường
từ cứng rắn với Trung Quốc sang cải thiện?

Phó Mộng Du
Nghiên cứu viên, Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc


Bắt đầu từ sự kiện “11- 9”, liên tục trong 6 năm, quan hệ Trung - Mỹ đã ở vào thời kỳ ổn định bền vững dài nhất, hiếm thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, thái độ cần có của hai nước Trung - Mỹ tại các điểm nóng khu vực và trên vấn đề toàn cầu đều đang được tăng cường. Trên các vấn đề như cơ chế an toàn Đông Bắc Á, chống khủng bố, cải tổ Liên Hiệp quốc v.v.. giữa Trung Quốc và Mỹ đã cơ bản hình thành quan hệ có tính chất cộng sinh.
Hiện nay đã có hơn 60 kênh đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ. Cơ chế đối thoại chín muồi, thành quả trực tiếp nhất mà chúng mang lại là sẽ không có vì ma sát nhỏ dẫn tới khủng hoảng lớn.
Trong cuộc bầu cử lớn ở Mỹ đang triển khai toàn diện, Trung Quốc không trở thành đầu đề câu chuyện đột xuất đặc biệt, đó cũng là tình hình ít thấy. Một mặt là, trong năm 2007, những đầu đề bàn luận về Trung Quốc như an toàn thực phẩm, tỷ giá đồng Nhân dân tệ, minh bạch hoá quân sự v.v.. đã được làm nóng lên đủ rồi, và điều quan trọng hơn là hiện nay ở trong nước Mỹ, chỉ đơn giản làm nóng lên câu chuyện Trung Quốc sẽ chẳng thu được bao nhiêu hiệu quả.
Tháng 12 năm ngoái, Trung - Mỹ vừa ký 14 hạng mục hiệp nghị thương mại và bị vong lục hợp tác thương mại. Cục diện lớn quan hệ Trung Mỹ đã triển khai, bất kể ai làm Tổng thống Mỹ đều không cần thiết phải xoay chuyển cục diện lớn này.
Năm 2008, quan hệ Trung - Mỹ nên duy trì trạng thái ổn định tương đối, từ đòi hỏi chiến lược, khuôn khổ cơ bản mà hai bên hiện nay đã xác định sẽ không vì sự thay đổi Tổng thống mà có thay đổi trọng đại.
Điều đáng chú ý nhất vẫn là vấn đề Đài Loan. Tháng 1, bầu cử “Uỷ ban lập pháp” Đài Loan, tháng 3 bầu cử Tổng thống, tháng 5 “Tổng thống” mới nhận chức, sẽ là ba thời kỳ nhạy cảm.
Vấn đề Đài Loan sẽ thử thách ở độ sâu thái độ của nước Mỹ đối với Trung Quốc. Hiện nay Mỹ phản đối việc Đài Loan độc lập trên đầu lưỡi, nhưng trên hành động đang phát ra những tín hiệu hỗn loạn, cung cấp cho Trần Thuỷ Biển chỗ dựa an toàn.

Trung Quốc hoà nhập vào xã hội quốc tế bằng thái độ có tính xây dựng, nước Mỹ cũng nên có suy nghĩ rõ ràng, ngôn hành nhất trí. Trần Thuỷ Biển đặt cọc vào nước Mỹ, hoặc nếu như không đặt cọc nhầm, thì quan hệ  Mỹ - Trung vẫn lớn hơn quan hệ Mỹ - Đài, đó cũng là hiện thực quốc tế.
Quan hệ Trung - Mỹ trong năm 2008 tràn đầy thách thức, nhưng từ trên tầm nhìn cao hơn, rộng hơn điều khiển quan hệ Trung - Mỹ đã trở thành sứ mệnh chung của hai nước.


3. Quan hệ Trung - Nga: liệu hợp tác quân sự có đi sâu không?

Phùng Ngọc Quân
Phó giám đốc, Viện nghiên cứu Nga, Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc

“Diễn tập quân sự, sứ mệnh hoà bình Trung - Nga năm 2007” là một lần diễn tập quân sự Trung - Nga qui mô lớn nhất. Trong năm 2008, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga không chỉ giới hạn ở diễn tập quân sự, mà trong các mặt như hợp tác kỹ thuật, an ninh, điều hoà chiến lược v.v.. quan hệ hai nước, hai quân đội đều sẽ phát triển.
Đánh giá chiến lược về tình hình quốc tế của hai nước Trung - Nga là nhất trí, đó là tiền đề lớn nhất cho sự hợp tác quân sự hai nước. Nếu như hỏi quan hệ hợp tác quân sự Trung - Nga trong năm 2008 có chỗ nào cần phải chú ý, thì vấn đề đầu tiên là: sản xuất của ngành công nghiệp quân sự nước Nga liệu có thể thoả mãn được nhu cầu của Trung Quốc hay không?
Cùng với sự hồi phục và phát triển của nước Nga, chi tiêu cho quân sự đã tăng trưởng với mức độ lớn, việc đầu tiên của ngành công nghiệp quân sự nước Nga là phải thoả mãn nhu cầu trang bị trong nước. Ấn Độ đang đặt mua hàng không mẫu hạm “Nguyên soái Gorshkov” của Nga, thời hạn giao hàng đã bị đẩy lùi lại. Liệu việc Trung Quốc đặt mua trang bị vũ khí của Nga có xuất hiện tình hình tương tự như vậy hay không cần được chú ý.
Còn về mặt nghiên cứu hợp tác vũ khí, Nga và Ấn Độ đã cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong khi Trung - Nga cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm còn đang tiến hành đàm phán. Liệu năm 2008 thành quả có tính thực chất hay không cũng nên chú ý.
So với hợp tác quân sự, làm thế nào để hợp tác kinh tế Trung - Nga giành được sự phát triển lâu dài là vấn đề còn bức thiết hơn, hiện thực hơn.
Năm 2007, thương mại của Trung Quốc với Nga đã xuất hiện thặng dư, bởi vì cùng với việc nâng cao sức mua của dân chúng Nga, nhu cầu về sản phẩm Trung Quốc của họ đã có sự gia tăng rõ rệt.
Liệu nước Nga có thể vứt bỏ mối lo đã trở thành “phụ thuộc kinh tế”, “phụ thuộc năng lượng” với Trung Quốc, liệu có vui lòng đem những điểm mạnh về năng lượng, nguyên vật liệu và kỹ thuật của mình kết hợp hữu cơ với nhân lực, tiền vốn, thị trường của Trung Quốc, để từ đó thực hiện Trung - Nga cùng phát triển, trong năm 2008 và trong thời gian dài hơn nữa đều là một vấn đề quan trọng. Tóm lại, hai nước cần có tầm nhìn xa, thông qua đi sâu hợp tác kinh tế đạt được sự đồng thuận chiến lược, thực hiện cùng phát triển.


4. Bán đảo Triều Tiên: liệu có thể ký được “Hiệp nghị hoà bình” không?

Chu Phong
Giáo sư, Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh


Tại Hội nghi cấp cao Triều - Hàn, Hàn Quốc đã đề xuất kiến nghị dùng “Hiệp định hoà bình Bán đảo Triều Tiên” thay thế cho “Hiệp định đình chiến” năm 1953. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên đồng ý sẽ cử hành hội đàm “ba bên” hoặc “bốn bên” về việc này. Giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin, tiêu điểm của vấn đề là ở chỗ liệu Trung Quốc có đồng ý trở thành một bên của hiệp định hoà bình hay không, nhưng mối lo thực sự của Hàn Quốc là liệu mình có khả năng bị loại trừ ra ngoài hay không.
Ký “Hiệp định hoà bình” Bán đảo chí ít không phải là lợi ích  trước mắt của Triều Tiên, bởi vì “an ninh” là một con bài mà Triều Tiên có thể dùng để kẹp Hàn Quốc; còn Trung Quốc và Mỹ với tư cách là những đương sự quan trọng nhất trong tiến trình đàm phán “hiệp định hoà bình” đến nay vẫn chưa chính thức biểu thị thái độ về các vấn đề như thời gian và hình thức đàm phán v.v.. Lập trường của Mỹ là CHDCND Triều Tiên phải vứt bỏ vấn đề hạt nhân mới có thể có đàm phán hoà bình.
Khả năng ký “Hiệp định hoà bình” vào năm 2008 là không. Vấn đề then chốt của Bán đảo Triều Tiên vẫn là tiến trình phi hạt nhân hoá Bản đảo. Điểm đáng chú ý của “Hội đàm sáu bên” năm 2008 là ở chỗ, làm thế nào tiếp tục thực sự quán triệt “Hiệp nghị 213” và “Hiệp nghị 103” trong tranh cãi.
Có người lo lắng, cùng với việc hai bên Mỹ- Triều thông qua các kênh đạt được không ít đồng thuận thì “hội đàm sáu bên” sẽ bị ra rìa. Sự lo lắng như vậy là thừa. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, “Hội đàm sáu bên” là “hình thức đẹp nhất” về chính trị và ngoại giao để giải quyết vấn đề này. Thúc đẩy hội đàm hai bên Mỹ - Triều vốn là một trong những mong đợi của cơ chế “Hội đàm sáu bên”. Bất kể là Mỹ - Triều đạt thành hiệp nghị ở dạng nào, đều phải ký kết và xác nhận trong khuôn khổ “Hội đàm sáu bên”. “Hội đàm sáu bên” không thuyết phục CHDCND Triều Tiên nhưng đã thuyết phục

Mỹ thay đổi chính sách đối với Triều Tiên, Trung Quốc cũng kiên trì nguyên tắc, những yêu cầu hợp lý của CHDCND Triều Tiên  phải được thoả mãn và nhấn mạnh vai trò của “người hoà giải”. Vai trò và tác dụng của Trung Quốc trong “hội đàm sáu bên” không yếu đi mà đã tăng cường.
Trong khuôn khổ của “hội đàm sáu bên”, Trung Quốc hiện đứng ở vị trí có lợi. Xung đột lợi ích các bên đang sâu sắc thêm, tính phức tạp của việc buộc CHDCND Triều Tiên phải vứt bỏ hạt nhân đang tăng lên, chứ không phải giảm đi. Nhật Bản muốn giải quyết vấn đề “sự kiện con tin” và tên lửa, Hàn Quốc đang mưu cầu vai trò tích cực hơn, Nga không có nhiệt tình chính trị đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, chính quyền Bush muốn có đột phá ngoại giao trên vấn đề Triều Tiên trước khi hết nhiệm kỳ, tất cả những cái này đều cần sự giúp đỡ của Trung Quốc. Lee Muyn Pack vừa trúng cử Tổng thống  Hàn Quốc là người bảo thủ, có khả năng điều chỉnh chính sách thân Triều của người tiền nhiệm. Quan hệ của Bán đảo trong tương lai đòi hỏi chúng ta phải quan sát chặt chẽ.
Ngoài ra, trong tiếng Triều Tiên có cách nói “chạy hai bên”, thế nhưng độ ăn khớp về lợi ích của Trung - Mỹ trong vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vô cùng cao. Duy trì và giữ vững được sự điều hoà chiến lược Trung - Mỹ trong công việc tại Bán đảo là bảo đảm căn bản để cuối cùng thực hiện được giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng chính trị và ngoại giao. Năng lực giao dịch giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên rất có hạn, trước khi CHDCND Triều Tiên vứt bỏ hạt nhân, nước Mỹ khó có những nhượng bộ thực chất trong việc bình thường hoá quan hệ. Chính sách, chủ trương hiện nay của Nhật Bản làm Mỹ tương đối “đau đầu”, điều hoà chính sách Bán đảo của Mỹ và Nhật là một vấn đề nữa đòi hỏi Mỹ giải quyết hiện nay.
Nước Mỹ muốn duy trì áp lực cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên, lại muốn duy trì sự kết nối với CHDCND Triều Tiên, đồng thời lại phải dùng cái giá phải trả và sự điều tiết mà chính trị trong nước Mỹ có thể tiếp nhận, để giải quyết vấn đề hạt nhân. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là vũ đài to lớn cho hợp tác chiến lược Trung - Mỹ


5. Trung Quốc đối mặt  với áp lực bên ngoài như thế nào ?

Trịnh Vĩnh Niên
Chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham


Năm 2007, xoay quanh Thế vận hội Trung Quốc đã có rất nhiều câu chuyện bị phương Tây đưa ra. Ví dụ như, có một số người đề xuất vì vấn đề Darfur Châu Phi mà tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh, vấn đế nhân quyền, vấn đề tử hình của Trung Quốc cũng bị lôi ra, lại còn chuyện Đạt Lai Đạt Ma đến thăm mấy nước Âu Mỹ, được đón tiếp ở cấp cao. Những câu chuyện này có ảnh hưởng xấu đối với ngoại giao Thế vận của Trung Quốc sợ rằng còn phức tạp hơn tưởng tượng của những người bình thường.
Nói từ một góc độ nào đó thì chính trị đằng sau thế vận hội còn quan trọng hơn nhiều, so với bản thân thể dục.
Tổ chức thành công thế vận hội sẽ là một sự kiện có tính tiêu chí rằng Trung Quốc đã trở thành một quốc gia lớn mạnh. Sự phát triển của thực lực cứng của Trung Quốc ai cũng thấy, còn Thế vận hội chủ yếu là sẽ thể hiện của thực lực mềm của Trung Quốc. Tổ chức Thế vận hội có ích cho việc xây dựng thực lực mềm của Trung Quốc cũng là điều tương đối rõ, thế nhưng những câu chuyện bàn luận xấu trên ở mức độ rất lớn, sẽ làm suy yếu cơ hội phát triển thực lực mềm mà xã hội quốc tế mang lại cho Trung Quốc.
Thế giới phương Tây, chỉ có thiểu số người mong Trung Quốc thất bại. Những nhóm người khác nhau có lợi ích khác nhau của họ.Ví dụ như giới thương nhân hy vọng Trung Quốc tổ chức tốt Thế vận hội, hy vọng nhìn thấy Trung Quốc phát triển một cách ổn định, vì như vậy họ sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ thị trường Trung Quốc. Dân chúng phương Tây cũng hy vọng Thế vận hội chỉ là một ngày hội thể dục vui vẻ không muốn nhìn thấy Thế vận hội bị chia rẽ, chính trị hoá.
Thế nhưng, cũng chẳng cần phủ nhận, xã hội phương Tây đối với Thế vận hội Bắc Kinh có sự trông đợi chính trị của họ. Đối với không ít quốc gia mà nói, Thế vận hội trở thành bước ngoặt để họ bước vào chế độ dân chủ, ví dụ Nhật Bản trong những năm 60 và Hàn Quốc trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Những trông đợi này được bầy trên mặt bàn không hề né tránh. Tổng thống Mỹ Bush đã nói rõ, hy vọng Thế vận hội “mang lại thay đổi” cho Trung Quốc và đó cũng là một bối cảnh quan trọng của “giá trị ngoại giao” của nước Đức đối với Trung Quốc.
Còn về các vấn đề như nhân quyền, tôn giáo v.v..thực ra những áp lực do các vấn đề này mang lại trước sau vẫn tồn tại, vấn đề là xã hội phương Tây thông qua phương thức gì để gây áp lực. Có thể nói năm 2007 thế giới phương Tây  đã tìm được một số biện pháp hữu hiệu. Vậy thì, năm 2008 vấn đề mà
Trung Quốc phải đối mặt là: đối phó như thế nào?
Là mâu thuẫn trực diện hay là không thèm để ý tới? Sợ rằng những phương thức của mặt trước tốt hơn một chút, mâu thuẫn trực diện vốn là một loại thể hiện của thực lực mềm. Sau khi trải qua nhiều năm phát triển, biện pháp để Trung Quốc đối mặt với áp lực bên ngoài cũng nhiều lên rồi, nhưng cần sử dụng một cách thích đáng. Gia tăng ảnh hưởng đối với bên ngoài, không thể chính quyền lúc nào cũng diễn vai chính, lực lượng dân gian của Trung Quốc cũng phải đứng ra, xã hội đối với xã hội, sẽ tương đối có hiệu quả.

6. Vấn đề biên giới: liệu có vì lãnh thổ  mà phát sinh xung đột không ?
Quách Lực
Phóng viên Báo “ Nam Phương cuối tuần”


Nói từ một trình độ nào đó thì biên giới Trung - Ấn là một đoạn biên giới trên đất liền của Trung Quốc bị gác lại nhất và chưa được giải quyết.
Phó Tiểu Cường, nghiên cứu viên Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng, khả năng xung đột biên giới Trung - Ấn trong năm 2008 không lớn. Quan hệ thương mại Trung - Ấn ngày càng mật thiết, ngoài ra việc tiến hành huấn luyện quân sự chống khủng bố liên hiệp giữa hai nước, quan chức quân sự cấp cao Ấn Độ tới thăm Tây Tạng đã nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự giữa hai nước.
Với Phó Tiểu Cường xem ra vấn đề biên giới Trung - Ấn sẽ có đột phá trong năm 2008, điều then chốt, là đòi hỏi Ấn Độ phải vứt bỏ ảo tưởng, đưa ra nhượng bộ thực tế. Nếu như Ấn Độ giữ chặt biên giới năm 1962 không buông, thì khả năng có đột phá quan trọng không lớn.
Cuối năm 2007, “Thị trấn Tam Sa” đã gây ra sự kháng nghị liên tục của Việt Nam, biên giới biển và đất liền Trung - Việt một lần nữa trở thành tiêu điểm.
Ngày 27 tháng 12 năm 2002, Trung - Việt cử hành nghi thức đặt cột mốc biên giới mới  đầu tiên trên biên giới đất liền. Hiện nay trên 85% công tác đặt cộc mốc biên giới trên thực địa biên giới đất liền Trung - Việt đã hoàn thành, và trong năm 2008, toàn bộ công tác đặt cột mốc biên giới sẽ hoàn thành.
Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng hai nước nhất trí đồng ý, hai bên sẽ tiếp tục cố gắng bảo đảm chắc chắn trong năm 2008 sẽ hoàn thành toàn bộ công tác đặt cột mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước. Hà Thắng, nghiên cứu viên Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng, mặc dù hiện nay còn lại đều là các “khúc xương khó gặm” nhưng chỉ cần hai bên cùng cố gắng , mục tiêu do người lãnh đạo hai nước chế định khẳng định có thể thực hiện.
Theo Hà Thắng, hiện nay hai bên Trung - Việt đã đồng ý tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như điều tra liên hợp tài nguyên nghề cá trên vịnh Bắc Bộ, tuần tra liên hiệp hải quân và thăm dò vượt biên giới cấu tạo dầu mỏ v.v.. trên vịnh Bắc Bộ; tích cực thăm dò những việc có liên quan đến việc cùng khai thác khu vực biển ngoài cửa khẩu vịnh Bắc Bộ, cùng thúc đẩy công tác địa chấn hải dương liên hiệp tại Biển Đông có liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam và Philippin. Hà Thắng tin rằng trong năm 2008, những lĩnh vực trên có khả năng giành được một số tiến triển và đột phá.
Còn về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có trên vấn đề biển, thông qua đối thoại và hiệp thương xử lý thoả đáng tranh chấp trên biển, duy trì sự ổn định ở Biển Đông và cục diện lớn hai nước. Hà Thắng cho rằng, theo nguyên tắc dễ trước khó sau, “cùng khai thác” là con đường tốt nhất và hiện thực nhất để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng muốn thực hiện mục tiêu “cùng khai thác”còn đòi hỏi thời gian, trước việc này các bên cần có lòng tin, càng cần có sự kiên nhẫn và bền gan.
Đối với rất nhiều người Trung Quốc mà nói, “Đảo Trân Bảo” là lịch sử khó quên, cũng vì vậy, Trung Quốc và Nga lấy đảo Hắc Hạt Tử làm ranh giới đã được nhiều người chú ý. Theo Phùng Ngọc Quân Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nga, Viện Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc thì việc hoạch định biên giới Trung - Nga trong năm 2008 sẽ không có quá nhiều biến số.
Phùng Ngọc Quân giới thiệu, căn cứ vào hiệp nghị có liên quan về  biên giới phần phía đông nước Nga, trong năm 2008, công tác xác định biên giới đảo Hắc Hạt Tử sẽ hoàn thành. Trước mắt hai bên các mặt như: đầu tư phát triển kinh tế và phân phối lợi ích kinh tế v.v.. vẫn còn tiếng nói bất đồng. Thế nhưng chỉ cần sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự được thiết lập thì giao lưu kinh tế văn hoá tự nhiên sẽ trăng đến rằm thì tròn.


7. Ngoại giao khí hậu: áp lực đối với Trung Quốc lớn bao nhiêu ?

Phan Gia Hoa
Phó Chủ nhiệm Trung Tâm nghiên cứu phát triển và môi trường thành thị,
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc

Năm 2008, các vấn đề khí hậu, giảm khí thải v.v.. áp lực của xã hội quốc tế đối với Trung Quốc chỉ có gia tăng chứ không giảm bớt.
Trước tiên, theo thống kê của các cơ quan có liên quan của nước ngoài năm 2006, lượng khí thải CO2 (ôxyt Cacbonic) của Trung Quốc đã vượt Mỹ, đứng đầu thế giới. Mặc dù Trung Quốc chưa công nhận thống kê này, nhưng trong năm 2007, rất nhiều mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm bớt khí thải của Trung Quốc đã được thực hiện, nhưng do sự tăng trưởng tốc độ nhanh của tổng lượng kinh tế, nên sự gia tăng tổng lượng khí thải làm nóng nhà kính vẫn không thể tránh khỏi. Cây to gọi gió, cái cây khí thải làm nóng nhà kính của Trung Quốc vốn đã lớn, hơn nữa lại càng ngày càng lớn, khẳng định là sẽ gọi gió càng ngày càng nhiều, càng ngày càng lớn hơn.
Ngay từ năm 2001, nhiều nước đã phê chuẩn “Nghị định thư Kyoto”, Tổng thống Mỹ Bush đã biểu thị rõ ràng từ chối phê chuẩn nghị định thư này. Sau đó, Mỹ luôn luôn ra sức thúc giục các nước có lượng khí thải lớn, bất kể là các nước phát triển hay là đang phát triển phải tham dự lời hứa giảm lượng khí thải. Năm 2008, nhất định Mỹ sẽ còn làm thêm chuyện về vấn đề này.
Năm 2008, để quán triệt “Bản đồ đường đảo Bali” vừa mới đạt được, những cuộc đàm phán có liên quan đã tăng lên 4 lần. Trong chương trình bàn bạc dường như bất tận đó, nhất định là có một số thuộc phần trách nhiệm của Mỹ, các nước phát triển như Mỹ v.v.. cũng sẽ nhấn mạnh trách nhiệm của các nước đang phát triển như Trung Quốc v.v..Vì vậy, áp lực của xã hội quốc tế đối với Trung Quốc sẽ bền vững mà lặp đi lặp lại. Ngoài việc Hội nghị cấp cao APEC năm 2007 đã coi sự thay đổi khí hậu là  đầu đề bàn bạc chủ yếu; năm 2008, tại hội nghị cấp cao G8+5 họp ở Nhật Bản, trường hợp đa biên của một loạt nước lớn kinh tế như Trung - Âu, Trung - Mỹ, APEC, tính quan trọng của vấn đề khí hậu nhất định sẽ được tiếp tục tăng cường.
Chẳng cần phải nói, Thế vận hội năm 2008, vấn đề môi trường của Trung Quốc sẽ bị phóng đại hơn nữa, “Bản đồ đường đảo Bali” qui định rõ, hành động giảm khí thải của các nước đang phát triển phải “có thể đo được”, “có thể báo cáo được”, “có thể thẩm tra được”, coi đó là một nghĩa vụ, yêu cầu các nước đang phát triển triển khai lượng giảm khí thải nhà kính một cách  chắc chắn cẩn thận. Do vậy, bao gồm cả Trung Quốc, hàng năm đều phải thông báo với  quốc tế số liệu cụ thể về lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc, điều này không chỉ là áp lực trọng đại mà quan trọng hơn là những số liệu này phải do cơ quan chính thức có thẩm quyền đưa ra, một số quốc gia có yêu cầu với Trung Quốc hơn nữa hoặc chỉ trích Trung Quốc sẽ “có thêm căn cứ”
Tất nhiên, cơ chế Nghị định thư Kyoto qui định, các nước đang phát triển đều có thể bán chỉ tiêu lượng khí thải nhà kính. Mỗi năm Trung Quốc có thể kiếm được từ hạng mục này 1 tỷ USD, cho dù so với qui mô của thị trường Trung Quốc, đó không phải là một con số to lớn, thế nhưng không thể coi thường tác dụng của điều này đối với việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, thị trường năng lượng mới ở Trung Quốc .
Trong các mặt như trồng cây gây rừng, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải, khống chế dân số v.v.. ,có thể nói, Trung Quốc là nước có sức mạnh chính sách lớn nhất, hiệu quả tốt nhất  trên thế giới.

Dương Quốc Anh (Sưu tầm và dịch)
Nguồn: Báo “Nam phương cuối tuần”(từ 14-20/1/2008)
http:// www. usqiaobao.com.  2008-01-17 18:46:34

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét