Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Mỹ bối rối trước các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á


Mỹ bối rối trước các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á


Mỹ dường như bối rối trước một loạt các tranh chấp lãnh thổ liên quan đến đồng minh chủ chốt và các đối tác Châu Á trong bối cảnh các nước này đang kêu gọi Mỹ phát huy ảnh hưởng ngoại giao để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.  

Ghi nhận sự khác biệt sâu sắc về lợi ích trong các tranh chấp kể trên, cho đến nay Mỹ luôn thể hiện lập trường thận trọng, luôn lập lại rằng các bên liên quan cần tìm kiếm giải pháp “một cách hòa bình thông qua đối thoại”.
Các chuyên gia cho rằng khi mà các nước đang chạy đua để bảo đảm các lợi ích hàng hải chiến lược của mình trong khu vực, nơi chứa đng các nguồn tài nguyên chưa được khai thác dưới đáy biển và các tuyến giao thông hàng hải quan trọng thì những vấn đề này đã trở nên khó giải quyết hơn. Điều này đòi hỏi Mỹ phải thực hiện một chính sách ngoại giao phức tạp hơn. Ông Kwon Tae-young thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Hàn Quốc cho rằng, "Châu Á vẫn chưa hoàn toàn giải quyết các vấn đề lịch sử của họnên đã làm các tranh chấp lãnh thổ trở nên dữ dội và cản trở các bước đi nhằm tiến tới việc hợp tác khu vực lớn hơn”. Ông này cũng cho rằng “đó không đơn giản chỉ là cái mà chúng ta gọi là đảo và các vùng nước, mà là một kho tài nguyên quan trọng chưa được khai thác tại những vùng biển gần quần đảo Kuril và các đảo khác ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”.
Đặc biệt, tranh cãi gần đây giữa 2 đồng minh chiến lược của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản đã làm Washington bối rối do điều này có thể làm tổn hại tới việc can dự ngày càng sâu sắc của Mỹ tại khu vực mang tính chiến lược sống còn này.
Các tranh chấp về chuỗi các hòn đảo ở Biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và NhậtBản gọi là Senkaku cũng đang đặt Mỹ và vị trí ngoại giao khó khăn do việc Nhật Bản đang tích cực tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền của mình. Theo báo cáo, các quan chức Nhật Bản được cho là đã yêu cầu Mỹ tái khẳng định việc bảo vệ Nhật Bản theo Hiệp ước hợp tác và an ninh chung được ký năm 1960 sẽ được áp dụng đối với cả các đảo tranh chấp. Việc áp dụng Hiệp ước này có nghĩa sẽ có sự can thiệp quân sự của Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang đối với các đảo này. Yêu cầu này được đưa ra khi hai quốc gia đồng minh này được cho là đang đàm phán về việc sửa đổi hướng dẫn về hợp tác quốc phòng. Về cơ bản, Mỹ thừa nhận sự kiểm soát các đảo của Nhật Bản mặc dù Mỹ không nói ra vì còn phải xem xét tới khía cạnh quan hệ  kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc.
Các đảo này đã được đặt dưới sự quản lý tạm thời của Mỹ sau khi Hiệp định hòa bình San Francisco được ký năm 1951 chính thức kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Mỹ đã trao trả cho Nhật năm 1972. Nhật Bản đã lần đầu tiên sáp nhập vào lãnh thổ của mình sau chiến tranh Trung - Nhật năm 1895.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực tận dụng liên minh với Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp thì Trung Quốc cũng đã gửi một thông điệp rõ ràng chống lại sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Phái đoàn quân sự Trung Quốc thăm Mỹ đã phát biểu với các quan chức quốc phòng của Mỹ là Bắc Kinh chống lại việc áp dụng Hiệp ước Mỹ-Nhật đối với các đảo tranh chấp. Các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể cảm thấy lo lắng khi Washington đã tìm cách để khống chế Trung Quốc giữa lúc các nước đồng minh và các đối tác kêu gọi Mỹ giúp đỡ giải quyết hàng loạt tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Mỹ đã đưa ra một thông điệp cảnh báo đến Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của “tự do tiếp cận và đi lại trong trật tự khu vực dựa trên quy định pháp lý." Song đối với Mỹ, từ bỏ một cách rõ ràng chính sách vừa can dự, vừa kiềm chế Trung Quốc để bị kéo vào các tranh chấp khu vực là một gánh nặng, các chuyên gia nhận định.
“Mỹ cần Trung Quốc và ngược lại. Bối rối trước các tranh chấp, Mỹ có thể tiếp tục sử dụng tới ngoại giao và tài hùng biện nhằm giảm căng thẳng và giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Tuy nhiên, khi vấn đề ngoài tầm kiểm soát, Mỹ có thể sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các đối tác của mình”, chuyên gia Kwon từ KRIS nhận xét.
Mỹ cũng dường như đang theo sát tranh chấp Nhật-Nga đối với 4 đảo nhỏ nằm ở phía Nam quần đảo Kurril do 2 cường quốc này cũng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. Hai tàu chiến của Nga đã được phái đến khu vực này. Nga tuyên bố việc này là một phần của sự kiện thông thường nhằm  tưởng niệm các thủy thủ bị nạn, song có nhiều đồn đoán là Moscow đang tìm caách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát của mình đối với nhóm đảo tranh chấp này.
Theo các chuyên gia, đau đầu nhất đối với Mỹ lúc này đó là tranh cãi tiếp tục diễn ra đối với vấn đề chủ quyền tại đảo Dokdo. Khi mà Mỹ đang tái tập trung vào khu vực đang có các khó khăn về kinh tế giữa lúc Trung Quốc trỗi dậy, các chuyên gia cho rằng, Washington cần tận dụng các đồng minh chủ chốt là Nhật Bản và Hàn Quốc.  Tuy nhiên, việc bảo đảm hợp tác giữa HQ và Nhật Bản là mộtnhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh tình trạng thù địch lịch sử của họ bắt nguồn từ đo hộ thực dân bán đảo Triều Tiên của Nhật Bản giai đoạn 1910 - 1945. Các nhà phân tích cho rằng Tokyo có thể tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn đối với đảo Dokdo trước các cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng mười hoặc tháng mười một tới. Nhật Bản đã sáp nhập các hòn đảo nhỏ vàolãnh thổ của mình năm 1905 trước khi chinh phục toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc đã được kiểm soát hiệu quả các đảo kể từkhi giải phóng năm 1945.
Song Sang-ho, The Korea Herald
Thùy Anh(gt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét