Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Vị thế và vai trò của Trung Quốc trong tái thiết cục diện châu Á-Thái Bình Dương


Vị thế và vai trò của Trung Quốc trong tái thiết cục diện châu Á-Thái Bình Dương

Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trật tự quốc tế tương đối ổn định, mang tính khu vực được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trật tự này được đa số các nước trong khu vực công nhận.

Trên thực tế, đây chính là sự công nhận về vị thế cũng như vai trò của các nước khu vực này trong quá trình duy trì sự vận hành trật tự, ổn định. Các nước lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng trật tự và vận hành ổn định. Vì thế, các nước lớn có ảnh hưởng quan trọng đối với việc xây dựng và giữ vững trật tự. Quá trình thay đổi tình hình thường xảy ra những biến động. Biến động là một tiêu chí quan trọng trong quá trình điều chỉnh hoặc tái thiết cục diện. Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy đến nay vẫn chưa xuất hiện những biến động trong việc thay đổi tình hình. Đương nhiên, trong quá trình thay đổi tình hình, mức độ biến động là khác nhau, có trường hợp biến đổi tình hình với mức độ nhẹ, thậm chí có thể gọi là biến đổi mang tính hòa bình; có trường hợp biến đổi tình hình với mức độ lớn, thậm chí xảy ra chiến tranh thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một phần tạo thành quan trọng tình hình châu Á-Thái Bình Dương là tình hình hai cực Mỹ-Xô, song vẫn chưa thể hình thành nên một tình hình độc lập. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, ý đồ xây dựng một cục diện thế giới do Mỹ làm chủ. Cùng với việc thực lực Mỹ suy yếu, thực lực của các nước lớn khác không ngừng nâng cao, khoảng cách thực lực giữa hai bên không ngừng thu hẹp, điều này khiến cho việc xây dựng tình hình khu vực ngày càng trở thành một hiện tượng nổi cộm mang tính quốc tế. Việc tái thiết tình hình châu Á-Thái Bình Dương chính là một biểu hiện chủ yếu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành tiêu điểm của việc tái thiết cục diện mới 
Trước tiên, Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu của mình sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một biểu hiện quan trọng trong đó là việc Mỹ bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn trở thành khu vực trọng điểm trong việc bố trí quân sự trên toàn cầu của Mỹ. Tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La năm 2012, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết trong 8 năm tới, việc bố trí quân sự ở nước ngoài trên toàn cầu của Mỹ sẽ chuyển từ khu vực trọng điểm châu Âu sang khu vực trọng điểm châu Á-Thái Bình Dương. Tính đến năm 2020, việc bố trí lực lượng hải quân Mỹ sẽ thay đổi từ sự phân chia đều 50% cho hai khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương như hiện nay thành 60% cho khu vực Thái Bình Dương và 40% cho khu vực Đại Tây Dương; trong tình hình duy trì 10 tàu chiến như hiện nay, Mỹ dự định bố trí 6 chiếc ở khu vực Thái Bình Dương. Việc bố trí quân sự lần này đã có những thay đổi rất lớn so với việc bố trí quân sự ở nước ngoài sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc đọ sức chiến lược với Liên Xô, Mỹ luôn đặt trọng tâm bố trí quân sự tại khu vực Tây Âu, tiếp đến là khu vực Đông Bắc Á. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc bố trí quân sự của Mỹ ở nước ngoài từ châu Âu nghiêng sang châu Á-Thái Bình Dương, quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chuyển dịch từ khu vực Đông Bắc Á sang khu vực Đông Nam Á. Mặc dù đã xuất hiện sự điều chỉnh này, nhưng việc bố trí lực lượng của Mỹ tại khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương vẫn giữ được trạng thái ổn định. Hiện nay, việc bố trí lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn so với việc bố trí lực lượng ở khu vực châu Âu, điều này phản ánh trọng tâm bố trí quân sự ở nước ngoài trên toàn cầu của Mỹ đang có sự thay đổi, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực tiêu điểm chú ý toàn cầu của Mỹ. 
Thứ hai, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành khu vực tiêu điểm của cuộc đọ sức giữa các nước lớn . Điều này được biểu hiện chủ yếu ở bốn điểm sau: một là, Nga coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực trọng điểm của việc phát triển ra ngoài. Cùng với việc NATO mở rộng về phía Đông và cuộc chiến tranh Côxôvô bùng nổ, việc Nga mở rộng phát triển sang châu Âu càng gặp nhiều trở ngại hơn. Hơn nữa, tâm lý phòng thủ Nga của Các quốc gia độc lập (SNG) khác xung quanh Nga không ngừng tăng lên khiến Nga coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự lựa chọn tốt nhất để mở rộng phát triển ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa đằng sau hàng loạt động thái của Nga trong những năm gần đây như tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, va chạm với Nhật Bản ngày càng lớn, đẩy mạnh đầu tư vào phần lãnh thổ châu Á của mình. Hai là, “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ đang được thúc đẩy thực hiện. Đầu những năm 90 thế kỷ 20, Ấn Độ đã đưa ra chiến lược phát triển quốc gia mang tên “Chính sách hướng Đông”, thậm chí còn đề ra “Thế kỷ mới châu Á là thế kỷ của Ấn Độ” v.v…. Ba là, Nhật Bản tích cực mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, Nhật Bản bắt đầu ra sức mở rộng ảnh hưởng của mình ra nước ngoài. Trong quá trình này, Nhật Bản coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng điểm để mở rộng ảnh hưởng của mình. Chẳng hạn như Nhật Bản coi “Khủng hoảng eo biển Đài Loan” là tiêu điểm “chú ý” của mình trong văn kiện công tác bảo vệ an ninh quốc gia, không ngừng đẩy mạnh việc tham gia các vấn đề Biển Đông, liên tục nới lỏng “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” cũng như không ngừng làm gia tăng những va chạm quân sự với các nước khác v.v…. Tất cả những điều này cho thấy Nhật Bản đang cố gắng nâng cao tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bốn là, sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc đang được đẩy mạnh nhanh chóng, lợi ích ở nước ngoài cũng không ngừng gia tăng. Từ khi cải cách, mở cửa đến nay, thực lực kinh tế Trung Quốc không ngừng nâng cao, đặc biệt là sau khi bước vào thế kỷ mới, cùng với thực lực kinh tế nâng lên, thực lực quân sự của Trung Quốc cũng không ngừng lớn mạnh, lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc đang tăng với tốc độ nhanh. Điều này khiến cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc và các nước láng giềng phát triển từ xung đột lợi ích quốc gia mang tính thông thường sang xung đột lợi ích quốc gia mang tính hạt nhân. Có thể nói, cuộc đọ sức giữa các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra ngày càng gay gắt. 
Cùng với việc điều chỉnh chiến lược quốc gia và sự thay đổi không ngừng về tương quan thực lực của các nước liên quan trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cục diện khu vực này đang có những thay đổi bí hiểm, hay nói cách khác, cục diện châu Á-Thái Bình Dương mới đang dần xuất hiện. Tình hình châu Á-Thái Bình Dương ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới Từ thời kỳ cận đại đến nay, tình hình thế giới đã nhiều lần có những thay đổi. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, tình hình thế giới là cục diện hai cực do Mỹ và Liên Xô làm chủ. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, nhưng vẫn chưa thể xây dựng một cục diện thế giới do Mỹ làm chủ. Thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hóa, tình hình khu vực đang trong quá trình xây dựng. Từ phía Mỹ, ý đồ chiến lược của Mỹ là xây dựng nên một cục diện thế giới do Mỹ làm chủ. Từ góc độ toàn cầu, châu lục Á, Âu là hai châu lục có tầm ảnh hưởng mạnh nhất đối với thế giới, chi phối sự ổn định và phát triển của toàn thế giới. Chỉ cần Mỹ làm chủ được cục diện Á-Âu, Mỹ có thể làm chủ cục diện thế giới. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của việc Mỹ và Liên Xô lấy hai châu lục này làm trung tâm của cuộc đọ sức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ rất coi trọng việc xây dựng cục diện châu Á-Thái Bình Dương. Một mặt, Mỹ đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của mình đối với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ như Mỹ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh ở khu vực này như Nhật Bản và Hàn Quốc; cải tổ cơ chế an ninh hiện có của khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nỗ lực xây dựng một cơ chế liên minh đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương v.v… Mặt khác, Mỹ thông qua việc đẩy mạnh bố trí lực lượng quân sự của mình ở khu vực này, đẩy mạnh lực hướng tâm của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với mình, đồng thời ràng buộc nhiều quốc gia khu vực này hơn nữa để không dẫn đến những biến động mới. 
Từ góc độ Nga, tuy thực lực của Nga đã có phần giảm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng từ quỹ đạo phát triển trong lịch sử Nga, việc dân tộc này một lần nữa trỗi dậy là việc sớm muộn. Hiện nay, những vấn đề hàng đầu được Nga quan tâm là làm thế nào để xây dựng cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát huy vai trò như thế nào trong tình hình mới châu Á-Thái Bình Dương hay làm thế nào để có thể lấy cục diện châu Á-Thái Bình Dương làm “nền tảng” nhằm gây ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Vì thế, Nga không ngừng mở rộng ảnh hưởng đối với các công việc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không ngừng dẫn dắt tình hình khu vực phát triển theo hướng có lợi cho mình, đặc biệt, Nga còn liên tục tiến hành tập trận chung ở khu vực này cũng như gây ra các va chạm với Nhật Bản, gây sức ép quân sự với nước này để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trong các công việc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nâng cao vị thế và vai trò của mình trong quá trình xây dựng cục diện khu vực này. Là một trong những cường quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sân chơi để Nhật Bản “bước” vào thế giới. Nếu như vai trò của Nhật Bản trong các công việc của khu vực không được công nhận, Nhật Bản sẽ không thể phát huy vai trò lớn hơn trong các công việc quốc tế. Chính vì vậy, việc xây dựng cục diện châu Á-Thái Bình Dương là vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản. Hiện nay, các tranh chấp về chủ quyền biển đảo cũng như quyền lợi biển giữa Nhật Bản với các nước láng giềng cũng chính là một trong những phương thức để Nhật Bản theo đuổi việc mở rộng ảnh hưởng của mình.
Đối với Trung Quốc, sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc đang không ngừng tăng lên đó là một sự thật không thể phủ nhận. Trung Quốc chủ trương phát triển hòa bình, hy vọng tình hình châu Á-Thái Bình Dương tốt đẹp là có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực cũng như có lợi cho tình hình phát triển của các nước trong khu vực này. Đây cũng chính là điều mà Trung Quốc chủ trương tích cực xây dựng. Đương nhiên, việc xây dựng cục diện này đòi hỏi Trung Quốc phát huy vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và duy trì cục diện đó. Cùng với việc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc sẽ ngày càng phát huy vai trò lớn hơn nữa trong quá trình xây dựng tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cần thúc đẩy việc tái thiết cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương Trước tiên, hiện nay việc Mỹ thúc đẩy tiến trình xây dựng cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không có lợi cho Trung Quốc . Từ các báo cáo chiến lược do chính phủ và các cố vấn của Mỹ công bố, Trung Quốc luôn bị Mỹ coi là đối tượng cần phải kiềm chế. Về hiện thực cho thấy một mặt, Mỹ làm yếu đi ảnh hưởng của Trung Quốc bằng việc can dự vào các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng; mặt khác, Mỹ hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại các nước xung quanh Trung Quốc. Không chỉ vậy, Mỹ còn tích cực xây dựng các khung quy chế về sự phát triển của Trung Quốc tại các nước xung quanh này. Có thể nói, những biện pháp trên là nhằm hạn chế vai trò của Trung Quốc trong tiến trình xây dựng tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 
Thứ hai, Trung Quốc có đủ khả năng, thực lực để gây ảnh hưởng đến việc xây dựng cục diện châu Á-Thái Bình Dương: Thứ nhất, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt là kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đến nay, việc phát triển kinh tế toàn cầu liên tiếp gặp phải khó khăn, nhưng ngược lại việc phát triển kinh tế Trung Quốc vẫn giữ trạng thái ổn định. Điều này đã khiến cho nền kinh tế Trung Quốc trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, đây chính là ưu thế về kinh tế của Trung Quốc. Thứ hai, sau khi bước vào thế kỷ mới, thực lực quân sự của Trung Quốc cũng đã được nâng cao, thậm chí còn có thể phát triển đồng bộ với kinh tế. Điều này khiến cho sức ảnh hưởng về quân sự Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên. Thứ ba, với tư cách là nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có trách nhiệm gây ảnh hưởng đối với các công việc khu vực. 
Thứ ba, Trung Quốc thúc đẩy tiến trình xây dựng cục diện châu Á-Thái Bình Dương là có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trung Quốc chủ trương xây dựng tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có lợi cho việc duy trì sự tồn tại và phát triển của các nước khu vực này trong môi trường hòa bình và ổn định. Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong kế hoạch xây dựng tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cần tích cực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch này. Từ góc độ này cho thấy Trung Quốc có một vị thế và vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng cục diện mới châu Á- Thái Bình Dương.Biến động là cơ hội mà Trung Quốc cần nắm bắt. Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy việc xây dựng bất kỳ cục diện mới nào đều là quá trình phân chia lại lợi ích. Các lần phân chia lợi ích này đều không phải chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi phải khắc phục hàng loạt khó khăn, trở ngại mới có thể thực hiện được. Mặt khác, việc xây dựng bất kỳ cục diện mới nào cũng đều cần đến những cơ hội cũng như các điều kiện lịch sử thích hợp mới có thể tiến hành điều chỉnh cục diện, còn biến động ở mức độ nhất định, có thể đem lại một số cơ hội nào đó cho việc điều chỉnh cục diện. Có thể nói rằng hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong quá trình biến động. Đặc trưng thứ nhất, hầu hết các vấn đề “điểm nóng” trên toàn cầu đều tập trung xuất hiện ở khu vực này; đặc trưng thứ hai, trọng tâm kinh tế toàn cầu và trọng tâm xưng bá của Mỹ đều tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gây nên các biến động trong khu vực; đặc trưng thứ ba, mâu thuẫn giữa các nước lớn trên toàn cầu dường như đều tập trung tại đây; đặc trưng thứ tư, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực tập trung nhiều nhất các nước có hứng thú với các công việc toàn cầu. Vì vậy, Trung Quốc cần nắm bắt những biến động này để thúc đẩy tiến trình xây dựng cục diện mới châu Á-Thái Bình Dương. 
Trước tiên, biến động là cơ hội để Trung Quốc phát triển thực lực quân sự tương xứng với thực lực kinh tế . Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thực lực kinh tế của Trung Quốc không ngừng nâng cao, phát triển sức mạnh quân sự chưa thể tương xứng với việc phát triển kinh tế, và đã xuất hiện hiện tượng lạc hậu hơn phát triển kinh tế, thậm chí ở một số lĩnh vực còn xuất hiện xu thế lạc hậu hơn các nước xung quanh. Tuy nhiên, việc phát triển sức mạnh quân sự Trung Quốc lại khiến cho một số nước cảm thấy bất mãn, thậm chí, một số nước nào đó còn rêu rao “Thuyết về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”. Điều này đã ràng buộc và kiềm chế sự phát triển sức mạnh quân sự Trung Quốc. Một số nước xung quanh Trung Quốc lần lượt tăng cường đầu tư quốc phòng; nắm bắt được tâm lý muốn phát triển “thời kỳ cơ hội chiến lược” của Trung Quốc, một số nước nào đó muốn thôn tính lợi ích quốc gia của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Trung Quốc. Điều này đều không thể tha thứ đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy sự biến động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đi ngược lại chủ trương duy trì ổn định và hòa bình của Trung Quốc, nhưng lại đem lại thời cơ cho Trung Quốc mở rộng phát triển về sức mạnh quân sự. Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển quân sự trong tình trạng bị động và an ninh quốc gia liên tục bị đe dọa. Từ góc độ này cho thấy hiện nay là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc mở rộng phát triển quân sự. Một nền kinh tế phát triển mà không có lực lượng quân sự làm hậu phương vững chắc thì đó chỉ là một nền kinh tế yếu kém, rất nhiều bài học lịch sử đã mách bảo với chúng ta điều này. Trên thực tế, sự thách thức của một số nước xung quanh nào đó đối với Trung Quốc được bắt nguồn từ tâm lý: Một là, sức mạnh quân sự Trung Quốc yếu kém; hai là, Trung Quốc không dám sử dụng vũ lực. Trong hai tâm lý trên, sức mạnh quân sự Trung Quốc yếu kém lại chiếm phần chủ yếu. 
Thứ hai, biến động là cơ hội để Trung Quốc thực hiện việc điều chỉnh tình hình sức mạnh. Lướt qua lịch sử phát triển của các nước lớn có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, không khó để nhận ra các quốc gia này đều phát triển trong bối cảnh quốc tế có biến động lớn, đồng thời cũng trong bối cảnh ấy, các quốc gia này đã thực hiện việc điều chỉnh so sánh sức mạnh, tức là tái thiết cục diện sức mạnh thế giới. Cùng với sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc không ngừng tăng, điều này tất nhiên sẽ làm thay đổi tình hình sức mạnh thế giới. Trung Quốc chủ trương phát triển hòa bình, không mong muốn tái thiết tình hình sức mạnh thế giới thông qua con đường chiến tranh mang tính thế giới. Đương nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không gặp phải bất kỳ sự biến động nào mang tính cục bộ trong quá trình phát triển hùng mạnh. Hiện nay, Trung Quốc phải đối mặt với những biến động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và thực chất của sự biến động này là những biểu hiện bề ngoài của việc sức mạnh khu vực này đang tiến hành xây dựng lại. Trung Quốc cần xác lập vị thế mới của mình trong tình hình sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương bằng chính những chủ trương và hành động của mình. Những biến động trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần trở thành cơ hội và thời cơ tốt đẹp để Trung Quốc xác định vị thế của mình trong tình hình khu vực này. 
Thứ ba, biến động là cơ hội để Trung Quốc thể hiện tầm ảnh hưởng của mình. Trung Quốc chủ trương phát triển hòa bình, hàm ý của nó được thể hiện ở hai mặt: Một là, phát triển trong bối cảnh không có chiến tranh mang tính chất toàn thế giới; hai là, một nền hòa bình ở thế động chứ không phải ở thế tĩnh, là một nền hòa bình mang tính tương đối chứ không phải mang tính tuyệt đối. Xuất phát từ nhận thức như vậy, các biến động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay vẫn có lợi cho Trung Quốc. Tục ngữ có câu “Thời thế tạo anh hùng”, hiện tại Trung Quốc cần nắm bắt cơ hội lịch sử mà những biến động này gây ra, lấy thực lực bản thân làm hậu thuẫn để mở rộng quyền phát ngôn cũng như tầm ảnh hưởng của mình, soạn ra “quy tắc trò chơi” mới. 
Cuối cùng, biến động là cơ hội để Trung Quốc giải quyết những mâu thuẫn tồn tại với các nước xung quanh. Hiện nay, giữa Trung Quốc và các nước xung quanh còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn và xung đột, nếu như không bắt tay vào giải quyết, chúng sẽ mãi là “hòn đá tảng cản đường” hạn chế sự phát triển của Trung Quốc. Sở dĩ nói biến động đem lại thời cơ cho Trung Quốc và các nước xung quanh giải quyết các “vấn đề” là bởi lẽ, thứ nhất, biến động tạo ra nhiều cơ hội “tiếp xúc” hơn nữa cho hai bên; thứ hai, biến động đem lại cơ hội cho các nước liên quan so sánh thực lực, vì vậy, đằng sau của việc giải quyết vấn đề quốc tế cần phải dựa vào thực lực; thứ ba, biến động đã thúc đẩy các nước liên quan chú ý đến việc giải quyết các “vấn đề” này. Từ góc độ này cho thấy Trung Quốc cần nắm chắc cơ hội do biến động gây ra, từ đó thúc đẩy việc giải quyết các mâu thuẫn và xung đột với các nước xung quanh. Trên thực tế, quá trình giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa Trung Quốc và các nước xung quanh chính là quá trình xây dựng cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương./. 
Theo Tạp chí “Thế giới đương đại” – Trung Quốc 
Vũ Hiền (gt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét